Hà Nội: Pháp hội Dược sư chùa Vạn Phúc

GNO - Hôm qua, ngày mùng 9 Tết Nhâm Thìn (nhằm ngày 31-1), tổ đình Vạn Phúc (thôn Đoài, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống đầu xuân và Pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an.

DSC_0137_627x420.jpg

Đông đảo Phật tử, người dân tham gia lễ hội - Ảnh: Đ.H

DSC_0524_630x418.jpg

Không khí rộn ràng, tươi vui - Ảnh: Đ.H

Lễ hội chùa Vạn Phúc được tổ chức vào ngày mùng 9 Tết hằng năm, đây là lễ hội kết hợp hài hòa giữa lễ và hội, giữa nghi thức Phật giáo và yếu tố truyền thống dân gian.

Tại buổi lễ, đại diện chính quyền đã có lời phát biểu chúc mừng, nhấn mạnh vai trò của Phật giáo cùng phát triển đồng hành với dân tộc, trên tinh thần đó đã nêu cao được yếu tố tùy duyên của Phật pháp trong việc cứu nhân độ đời.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm ban đạo từ đã chỉ rõ vai trò quan trọng của lễ và hội mùa xuân đối với đời sống tinh thần người Việt; Ngài đã tán thán công đức của chư Tăng tại bản tự đã nhiệt tâm hoằng pháp để tổ chức một lễ hội không chỉ cho hàng Phật tử mà nhân dân địa phương cùng quy tụ về lễ Phật và vui xuân.

IMG_0436_630x420.jpg

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm ban huấn từ, căn dặn chư Tăng, Phật tử - Ảnh: Đ.H

Đồng thời, Ngài cũng nhắc nhở Tăng Ni Phật tử khế lý, khế cơ, thông qua các lễ hội để hoằng dương chính Pháp, thanh tịnh tâm tính con người.

Sau lễ khai hội, chư Tôn đức đã làm lễ khai đàn Dược sư cầu quốc thái dân an, Đàn tụng kinh Dược sư được tổ chức từ ngày mùng 9 đến 15 âm lịch.

Đức Hiếu

ĐẮK LẮK - Ngày 28-1, Tổ đình Sắc Tứ Khải Đoan long trọng cử hành lễ khai đàn Dược Sư Hải Hội, cầu an cho thập phương bá tánh.

DSC00946.JPG

Phật tử tham gia cầu an ở tổ đình Sắc Tứ Khải Đoan

“Đức Phật như một vị thầy thuốc và giáo lý của Ngài là những toa thuốc, ta có uống mới lành bệnh; có tu tập mới giải thoát khổ đau. Đại đàn Dược Sư Hải Hội Cầu an Giải nghiệp nhằm tạo thuận duyên cho Phật tử và nhân dân các giới có cơ hội nhìn lại chính mình, kiểm điểm một năm qua trước bao tất bật của xã hội, của lo toan sinh kế; vì cuộc sống bản thân và gia đình, ta đã làm gì không phù hợp với nhân tâm thế đạo, từ đó phát lộ sám hối, ăn năn tu chỉnh những sai trái đã lỡ tạo, nguyện không tiếp tục gây tạo Nghiệp duyên  bất thiện.

Người Phật tử tu hành theo giáo lý của Đức Phật thì phải hiểu rõ được giá trị của việc “Cầu an Giải nghiệp” trên tinh thần Phật dạy mới mong an vui trong hiện tại. Và có hiểu được sự, lý “Cầu an Giải nghiệp” trên tinh thần tự chuyển hóa tâm thức, làm lành lánh dữ, ăn ở phúc đức, đối đãi với công nhân, với người giúp việc bằng tấm lòng nhân hậu, thì mới mong cầu hoàn thiện nhân cách, thọ được quả an vui trong hiện tại và tương lai thảnh thơi như sở nguyện sở cầu”, HT.Thích Châu Quang, Trưởng ban Trị sự PG tỉnh Đăk Lăk nhắn nhủ trong lời huấn từ.

Nhuận Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.