Giáo dục, đào tạo con người là nhân tố, động lực phát triển

GNO - Hôm qua 12-1-2013, Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới Sakyadhita lần thứ 13 tổ chức tại chùa Kiều Đàm Di, Vaishali – Bihar - Ấn Độ đã làm lễ bế mạc sau một tuần tham luận, hội thảo xung quanh chủ đề “Phật pháp giữa đời thường”.

Ni sư Tn. Khiết Minh thực nghiện nghi thức bái tạ Tổ Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề.JPG

Ni sư TN.Khiết Minh, trụ trì chùa Kiều Đàm Di bái tạ trước Di mẫu

Với mục đích tập hợp mọi thành phần nữ giới trong Phật giáo, cả hai chúng nữ tu và nữ cư sĩ trên toàn thế giới cùng hướng đến mục tiêu là phát triển Phật giáo nói chung và phát triển nữ giới nói riêng. Hội nghị đã quy tụ được nhiều các thành phần tri thức như học giả, bác sĩ, giáo viên, nhà tư vấn, những nhà hoạt động xã hội… và thông qua Hội nghị, họ đã phát triển khả năng của mình để đóng góp cho sự tiến bộ của nữ giới Phật giáo trên thế giới.

Phải nói rằng, Hội nghị ra đời là một bước tiến mới của lịch sử tư tưởng phát triển tôn giáo; ngoài việc xóa nhòa đi những định kiến, những quan niệm nam tôn nữ ti, khuê môn bất xuất, phu xướng phụ tùy…trong đời sống xã hội, mà còn đề cao vai trò, khả năng lãnh đạo, các hoạt động dấn thân, khả năng tu chứng để vươn tới giác ngộ, giải thoát một cách bình đẳng nhất so với nam giới trong đời sống tôn giáo.

Lịch sử đã chứng minh phụ nữ đã, đang, sẽ là những quyền lực “mềm” có khả năng duy trì độ bền vững sự phát triển của hòa bình. Về bản chất phụ nữ và nam giới đều có khả năng như nhau trong vai trò lãnh đạo, điều hành, lao động sản xuất nhưng do các yếu tố lịch sử, văn hóa, cấu trúc tâm lý và chức năng duy trì giống nòi; phụ nữ gặp rất nhiều trở ngại so với nam giới.

Với chủ đề: “Phật giáo giữa đời thường”, Hội nghị Sakyadhita lần thứ 13 không ngoài mục đích tôn vinh những giá trị đóng góp của nữ giới như là một động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhận thức được vai trò của mình trong đời sống thường nhật, tổ chức Ni giới đã có nhiều các hoạt động thiết thực để bảo đảm sự bình đẳng và phát triển của nữ giới. 

Ni trưởng Tịnh nguyện chụp hình cùng chư Ni Phật giáo Hàn Quốc.JPG

Ni trưởng TN.Tịnh Nguyện chụp ảnh cùng phái đoàn PG Hàn Quốc

Phßi =oan Ni gi_i Vi_t Nam th_c hi_n nghi th_c ph·ng t_ng kinh ch·.JPG

Đoàn Ni giới Việt Nam tụng thời kinh tại lễ bế mạc

Hội nghị Sakyadhita lần thứ 13 được tổ chức tại một địa điểm có ý nghĩa quan trọng vô cùng về mặt lịch sử vì đó là nơi Di mẫu Ma Ha Ma Xà Ba Đề được Đức Phật chính thức truyền giới, dù điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng với nhiều vấn đề bất cập nhưng đó là điều tất yếu chúng ta phải hoan hỷ chấp nhận. Dù tổ chức tại một nơi xa xôi, hẻo lánh nhưng  công tâm mà nói rằng Hội nghị đã làm việc một cách nghiêm túc, mang tính học thuật nghiên cứu ứng dụng cao.

Cả hội trường đã lặng đi trong giây lát khi Ni sư Karma Lekshe Tsomo, chủ tịch sáng lập Hội nghị kể lại trước toàn thể mọi người rằng ; “Trên đường từ khách sạn về chùa lại Kiều Đàm Di, bà cầm tay Ni sư Khiết Minh và thấy rằng bàn tay của Ni sư thô ráp và chai sạn bởi Ni sư đã dậy từ 3h sáng để lo lắng, cắt đặt mọi công việc cho Hội nghị”.

Giữa cái lạnh như kim châm vào da thịt chỉ 6oc, giữa màn sương mù dày đặc không nhìn rõ mặt người, quý Ni trưởng, Ni sư gần 100 con người không ngại xông pha sương tuyết, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, chịu đựng sự thiếu thốn vật chất, nhẫn nại ngồi theo dõi Hội nghị từ lúc khai mạc cho đến khi bế mạc một cách nghiêm túc quả thực là một điều đáng trân quý, tôn trọng. Nếu ai có mặt trong quá trình diễn ra Hội nghị mới thấy được sự tinh tấn, tính kham nhẫn và lòng cần cầu Phật pháp của Hội chúng Ni giới nói chung.

Tuy nhiên nếu theo dõi trong suốt quá trình Hội nghị chúng ta mới thấy rằng Ni giới Việt Nam ta còn yếu và thiếu nhiều kỹ năng để hoằng truyền, duy trì, tái tạo Phật pháp trong bối cảnh đương đại, dù tiềm lực của chúng ta không hề thua kém bất kỳ quốc gia Phật giáo nào. Theo báo cáo thường niên của Ban từ thiện Trung ương hàng năm chúng ta đóng góp hàng nhiều tỷ đồng cho xã hội hiện tại, nhưng chúng ta lại bỏ ngỏ khâu “đầu tư” cho Phật pháp tương lai. Nghĩa là chúng ta chưa “nuôi” được một lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ bảo vệ, duy trì tương lai Phật pháp.

Vì thế, để bảo đảm sự bình đẳng và phát triển của nữ giới, chúng ta không chỉ chú trọng về các hoạt động dấn thân hay từ thiện mà chúng ta cần chú trọng đến khâu “gieo hạt, ươm mầm”, tức khâu đào tạo, huấn luyện, giáo dục.

Quang c_nh h_i tr²_ng.JPG
Sc. Li_u Phßp, Sc. Nh² Nguy_t, Sc. ViOn Ng_n ban phiOn d_ch cho phßi =oan ni gi_i Vi_t Nam nh_n qua l²u ni_m c_a H_i ngh_.JPG

Nhận khăn cát tường

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học ngày nay, bất cứ một sự tự mãn nào cũng là nhân tố kìm hãm cản trở chúng ta tiến xa bến bờ giác ngộ, giải thoát. Với lòng bi nguyện thiết tha Đức Phật ra đời với mục đích khai thị chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật. Nhưng Phật pháp ngoài mục đích thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng còn phải đáp ứng nhu cầu tri thức và khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thách thức xung đột của xã hội đương đại. Và để làm chủ và tham gia giải quyết những vấn đề mang tính xã hội này Phật pháp cần một nguồn năng lực dồi dào đó là những Tăng, Ni tài đức kiêm ưu.

Do vậy, ngoài việc am hiểu kinh văn, trang nghiêm tự thân qua đời sống giới luật chúng ta cần và nên trang bị, đào tạo mọi kỹ năng “mềm” cho các Ni sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế học đường:

v Thứ nhất phải làm chủ công nghệ thông tin

v Phải biết giao tiếp hoặc thông thạo một ngoại ngữ căn bản như tiếng Anh hoặc Trung

v Có đầu óc tổ chức, quản lý, điều hành

v Khả năng hoạt ngôn trước công chúng

Qua theo dõi phần tham luận của các đại biểu đến từ Đài Loan, Malaysia… rõ ràng chúng ta thấy giáo dục là khâu mũi nhọn, là tiêu chí phát triển của Ni giới ngày nay. Con người cần được giáo dục để có được trí tuệ, sự khôn ngoan và trí tuệ này với mục đích là tạo nên các giá trị thặng dư cho xã hội nghĩa là nó phục vụ cho công việc, cho tất cả mọi việc làm tốt đẹp của chúng ta đối với cộng đồng.

Cũng vì nhận thấy triển vọng, tương lai của nhân loại nằm trong việc tiếp cận với nền giáo dục của họ và năng lực học tập của mỗi người mà Hội chúng Ni giới Đài Loan đã có một tổ chức mạnh mẽ, quy mô càng ngày càng phát triển và đóng góp cho xã hội nhiều mặt như từ thiện, y tế, giáo dục, văn hóa…chỉ không chỉ đơn thuần là thực hiện công tác cứu trợ nghèo đói, hạn hán, lũ lụt…

Vẫn biết rằng giáo dục là biểu hiện của sự hoàn hảo đã có trong mỗi người, nhưng sự nếu chúng ta chỉ dừng lại ở khâu “ngọn” nghĩa là chú trọng vào các hiện tượng thông qua các hình thức cứu trợ chúng ta vẫn mãi như người bơi giữa biển nước mênh mông nhưng không xác định rõ đâu là bờ, bến và mình sẽ chết đuối vào lúc nào vì kiệt sức.

Chúng ta đã có hệ thống trường học từ sơ đến trung, cao cấp nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta vẫn lúng túng, bối rối trong khâu đào tạo, giáo dục. Chỉ khi nào giáo dục và đào tạo được xem là điều kiện tiên quyết để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển thì lúc đó chúng ta mới không bị “chết đuối” trong các giá trị hình thức. Giáo dục đào tạo không chỉ xuất phát từ lợi ích của chính chúng ta, của hội chúng Ni giới mà nó còn phù hợp với chân lý phổ biến của lịch sử thế giới.

8.jpg
6.jpg

Đoàn Nữ giới Phật giáo Việt Nam chụp ảnh lưu niệm - Ảnh: L.T

Tin rằng với chủ trương khích lệ, sự tưởng thưởng xứng đáng và sự lưu tâm dốc sức tạo mọi thiện duyên từ chư Ni lãnh đạo phía Ni giới, Hội nghị Sakyadhita được tổ chức tại Indonesia lần thứ 14 sẽ là nơi để Ni giới Phật giáo Việt Nam có những chia sẻ thiết thực vào các diễn đàn của nữ giới Phật giáo các quốc gia và vùng lãnh thổ, vì sự phát triển của Phật giáo ở các quốc độ và trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.