Giác Ngộ số 1046: Sẽ có một Đại lễ Phật đản rất khác…

GNO - Giác Ngộ số 1046, ra ngày 17-4 gồm nhiều bài viết hay, giàu chất liệu cho sự tu tập để bạn đọc cùng kiến tạo bình yên, vững chãi trong những ngày dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp.

1046.jpg

Bìa Giác Ngộ số 1046 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Sau 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, với tín hiệu đáng mừng là số trường hợp mắc bệnh ở nước ta giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, cuộc chiến chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt; đòi hỏi sự cẩn trọng, đồng lòng trong việc thực hiện tốt các giải pháp an toàn dịch bệnh.


Trên tinh thần này, “thông qua mạng xã hội, nhiều người con Phật cũng đã đề xuất những ý tưởng tổ chức Đại lễ Phật đản thích hợp trong kỳ đại dịch” - khi ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh đang đến gần. Theo đó, nhà báo Quảng Kiến chia sẻ:

“Năm nay, tháng Tư - mùa Phật đản, sau một khoảng lặng đủ dài của giãn cách xã hội, của sự ‘ở yên quý báu’, chúng ta ắt hẳn sẽ đón chào ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh trong một tâm thế khác: lặng lẽ mà sâu sắc. Sẽ không có những lễ đài tập trung đông người với cờ hoa rực rỡ - chúng ta sẽ tự trang nghiêm thân bằng cách lễ Phật tại nhà. Sẽ không có những đoàn xe hoa lộng lẫy trên phố - chúng ta sẽ rước Phật vào lòng bằng những giờ ngồi yên thiền định hay tụng kinh, niệm Phật. Sẽ không có những đêm văn nghệ tươi vui - chúng ta sẽ xưng tán, cúng dường Thế Tôn bằng cách thực hành lời Phật dạy…”

Mời bạn đọc Sẽ có một Đại lễ Phật đản rất khác trên Trang Xã luận.

Theo diễn biến dịch bệnh, dòng chảy cuộc sống cũng thay đổi. Tuy nhiên, Thành phố vắng, lòng người không vắng bởi những trái tim ấm áp, sẵn lòng sẻ chia của mọi người trước ảnh hưởng của dịch bệnh. Tác giả Bình Minh đúc kết: “Mùa khó chung của đất nước với đại dịch hoành hành,… trở thành mùa vun bồi tâm hồn để mỗi người được bình yên hơn, cả người trao lẫn người nhận”.

- Đường này ai cũng qua, suy nghiệm của Chánh Quán về “Bát khổ” theo lời dạy của Đức Phật.

- Trang Phật học: Bài giảng của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Niềm tin chân chánh (tiếp theo và hết); Giữ giới lợi mình và ích người (Hữu Huệ).

- Sự bảo vệ tốt nhất của chúng ta chính là Từ bi - bài viết của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đông Phong dịch.

- Trang Suy nghiệm lời Phật: Tâm hoang vu khiến ta sợ hãi (ĐĐ.Quảng Tánh).

- “Nhân quả thật rõ ràng, minh bạch… Khi gặt quả này là biết bao mạng người đã chết vì lá phổi yếu đi, nó bị tàn phá bởi dịch bệnh phải ngừng hít thở. Và còn bao nhiêu nữa?... Tôi không rõ nhưng tôi thấy được sự tổn thương của mẹ trong chính sự tổn thương của tôi. Tôi không thể tách rời khỏi mẹ thiên nhiên, vì tôi đang ‘vay mượn’ từ nơi mẹ để được tồn tại thân xác này…”, tác giả Diệu Tâm nhận diện từ thiên tai, tật ách mà con người đang gánh chịu. Mời bạn đọc bài viết Tôi là một phần của mẹ thiên nhiên.


- Bát kỉnh pháp của tác giả Ngu Thả Độn - TS.Thái Thị Ngọc Sương (Tuệ Hạnh), một trong những vị Ni Việt Nam du học và tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Queensland, từng làm việc tại Hoa Kỳ, hiện an trú tại Úc.

- Trang Tuổi trẻ với Cô gái khuyết tật gieo hy vọng & cảm hứng sống bình an của Như Danh.

- Trang Sáng tác, Dẫu là ruột thịt cũng xa - truyện ngắn của của Đỗ Khắc Tồn.

  
- Vừa niệm Phật vừa phiền não sân si có được vãng sinh?12 bộ kinh là những kinh gì? - 2 câu hỏi được Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ giải đáp trong số này.

- Trang Xã hội, Hành trình của chuyến xe quần áo 0 đồng (Nhã An).

Cùng nhiều tin tức cập nhật trong và ngoài nước trên trang Thời sựQuốc tế.

Tuần báo số 1046 in bốn màu, bìa và trình bày đẹp, trang nhã, giá 12.800đ. Để tiện đọc báo hàng tuần, bạn đọc có thể liên hệ phòng phát hành Báo Giác Ngộ đặt báo dài hạn.

Kính mời bạn đọc đón theo dõi.

Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.