GNO - Nếu tuần vừa qua, thông tin về Vụ việc nhóm tự xưng “Phật tử” có hành vi gây gổ với chư Tăng gây bất bình trong dư luận, được đăng tải trên trang báo Vấn đề - Sự kiện (Giác Ngộ số 931), thì trong số ra tuần này (Giác Ngộ số 932, ngày 19-1), ở trang 3 là góc nhìn của nhà báo Diệu Đức trước phiên tòa xét xử các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp trong hệ thống chính trị và giới tài chánh, trong đó có người nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, từng được phân công làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Đây được xem là sự kiện chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam, khi một Ủy viên Bộ Chính trị bị đưa ra xét xử công khai, trở thành tâm điểm của dư luận cả nước và quốc tế suốt những tuần qua.
Bìa GiácNgộ số 932 - Mỹ thuật: Nhuận Thường
Nhà báo Nguyên Cẩn trên trang Sự kiện - Vấn đề của số này cũng đã “ví von” phiên tòa xét xử trên với bài viết Từ viên kẹo đến cái còng. Tác giả nhận định: Viên kẹo ấy là quyền lực, là những ngân quỹ khổng lồ, chưa được giám sát chặt chẽ, nên người sử dụng mặc quyền tận dụng, lại thêm những ảo giác có lúc tưởng chừng địa vị ấy “đời đời bền vững”, khiến bao người, thậm chí lãnh đạo ở các cấp cao, những người có vị trí trong thế giới tài chánh, mới đây còn uy quyền cao tột, ra trước Tòa án Hà Nội và TP.HCM, tay bị còng.“Chiếc còng số 8 trên tay ông Thăng là một ‘cái còng tay lịch sử’.
Bạn đọc quan tâm có thể đọc ở trang 8-9.
Liên quan đến công tác quản lý Tăng Ni, tự viện thuộc Giáo hội hiện nay, cũng là vấn đề đáng quan tâm. Bởi, theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mỗi năm số lượng Tăng Ni, tự viện đều tăng. Tuy nhiên, thời gian gần đây có nhiều Tăng Ni vi phạm giới luật, pháp luật; tình trạng am thất tự phát, nạn giả sư, “tân đầu lô” có mặt khắp nơi… gây ảnh hưởng xấu đến uy tín Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ đó, HT.Thích Minh Thiện, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An gợi ý một vài giải pháp trong bài Để việc quản lý Tăng Ni, tự viện đạt hiệu quả hơn.
Tiếp theo là nội dung trên các trang mục thường kỳ:
- Phật học: HT.Thích Trí Quảng giảng chủ đề Con đường tâm linh của người Phật tử; Đại Phạm thiên (Phật pháp ứng dụng của tác giả Samādhipuñño Định Phúc).
- ĐĐ.Quảng Tánh trên trang "suy nghiệm lời Phật" - kỳ này: Buôn chuyện bị Phật rầy. Và trên trang Tâm linh mầu nhiệm với: Sự linh ứng của Đức Quán Thế Âm (tác giả Nga Ngọc).
- Trang Văn hóa gồm những chia sẻ Làm thế nào để chánh niệm trong cuộc sống bận rộn, của Leo Babauta trên tờ Reader’s Digest, do dịch giả Trần Trọng Hiếu chuyển ngữ. Qua đó, chỉ với 10 cách tận dụng từ những hoạt động thường nhật, chúng ta có thể tạo ra nhiều cơ hội để thực hành chánh niệm, mang lại lợi ích cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Bên cạnh đó, với những ai đang loay hoay kiếm tìm cho mình định nghĩa về “hạnh phúc”, mời đón đọc bài viết của tác giả Phan Minh Đức, để hiểu rõ hơn đâu là nền tảng của hạnh phúc. Từ đây, nhận diện được “hạnh phúc” ngay thời điểm hiện tại, tự trong ta, chứ không phải ở đâu khác.
- Bước ra khỏi những sự kiện căng thẳng trong tuần, trên trang Phật giáo - Tuổi trẻ nổi bật có chia sẻ của nghệ sĩ MC Đại Nghĩa tại khóa tu chủ đề “Lý tưởng sống”. Cùng Theo chân người trẻ đi tu, PV An Lạc chia sẻ: “Đó là chuyến đi của những ngày thong dong, đi đâu đó để tĩnh lặng, để nhận diện: hạnh phúc là con đường, không phải là đích đến!”.
- Cũng với chủ đề hạnh phúc, người phụ nữ 90 tuổi, từ cuộc mưu sinh đến sự vật vã cùng bệnh tật, nuôi hai người con “bất bình thường”, nhưng vẫn đầy lạc quan chia sẻ với PV Giác Ngộ: “Nghèo cũng có hạnh phúc của cái nghèo. Và dù không trọn vẹn, hạnh phúc vẫn có thật” (trang Xã hội).
* Câu hỏi bạn đọc gửi Tổ Tư vấn kỳ này:
Gia đình tôi đều là Phật tử. Hiện tôi đang có người chị (36 tuổi) mắc bệnh ung thư tuyến giáp, mới phát hiện và đang điều trị. Chị và cả nhà tôi đều biết bệnh tật là do nghiệp của mình tạo ra nên luôn động viên tinh thần cho chị lạc quan tích cực điều trị. Trước mắt, gia đình tôi sẽ trích một ít tiền tiết kiệm hàng năm để làm việc thiện, vun bồi thêm phước đức, chuyển hóa một phần nghiệp bệnh của chị. Vậy nên làm các việc thiện nào là phù hợp? Mặt khác, tôi cũng không biết nên khuyên chị đọc tụng kinh/chú nào để được chư Phật gia hộ, nghiệp chướng tiêu trừ, bệnh tật mau chóng qua khỏi. Vì hiện nay có rất nhiều kinh/chú cũng như có nhiều quan điểm tùy thuộc tông phái Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa, Kim cang thừa... khác nhau. Có người nói nên đọc kinh này, người khác khuyên nên trì chú kia khiến tôi không biết phải làm thế nào. Theo quý Báo, đọc tụng kinh/chú nào để được chư Phật gia hộ như ý nguyện?
Bạn đọc xem câu trả lời ở trang 27.
Ngoài ra, còn có 4 trang Thời sự (tin tức trong nước) và 2 trang Phật giáo nước ngoài, chuyển tải hoạt động Phật sự, nét văn hóa Phật giáo đa dạng ở khắp nơi đến bạn đọc...
Kính mời bạn đọc đón theo dõi!
Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528. -------------------------- MỜI ĐẶT MUA BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2018 TUẦN BÁO PHÁT HÀNH VÀO THỨ 6 HÀNG TUẦN Kính mời chư tôn đức và Phật tử độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2018 - Tuần báo thường: 11.500 đ/cuốn - Tuần báo đặc biệt Xuân Mậu Tuất: 25.000đ/cuốn - Tuần báo đặc biệt Phật đản, Vu lan, Vía Đức Quán Thế Âm Bồ-tát: 22.000đ/cuốn - Nguyệt san thường: 11.800 đ/cuốn - Nguyệt san đặc biệt (Xuân Mậu Tuất, Phật đản, Vu lan): 15.000 đ/cuốn
Đặc biệt, đối với quý độc giả khi đăng ký và đóng tiền trọn năm cả tuần báo và nguyệt san Giác Ngộ trước ngày 15-12-2017 sẽ được tặng 1 cuốn lịch Giác Ngộ 2018 (7 tờ) Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114000006093Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc) Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 - 39 306 982 (chị Thủy) Email: pphgiacngo@gmail.com BAN PHÁT HÀNH |