Thượng tọa Thích Minh Thuận, Trưởng Phân ban Hoằng pháp Đồng bào Dân tộc thiểu số T.Ư |
Tại trụ sở văn phòng Ban Trị sự tỉnh, Thượng tọa Thích Giác Hiền, Phó Trưởng ban, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN tỉnh cùng chư tôn đức Ban Trị sự tỉnh, các ban chuyên môn tiếp đoàn.
Tại cuộc gặp gỡ, chư tôn đức phụ trách các Phân ban Văn hóa, Hoằng pháp, Ban Thông tin – Truyền thông, Hướng dẫn Phật tử... đã có nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ những khó khăn trong quá trình hoằng pháp đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai; Trong quá trình dấn thân hoằng pháp ở các buôn làng, các vùng sâu, vùng xa, chư Tăng Ni còn thiếu kĩ năng và kinh nghiệm thực tế.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 46 dân tộc/54 dân tộc Việt Nam nhưng số lượng tín đồ theo Phật giáo còn hạn chế.
Qua đó, có những khó khăn về rào cản ngôn ngữ cùng với những tập tục văn hóa bản địa cũng là yếu tố mang lại nhiều trở ngại trong quá trình hoằng pháp; để công cuộc hoằng hóa độ sanh đạt kết quả cần phải có chiến lược, công cụ, phương tiện hoằng pháp, hiểu văn hóa người đồng bào; hoằng pháp đặt trong sự kết hợp hoạt động Từ thiện Xã hội với Hướng dẫn Phật tử; giữ vững văn hóa truyền thống người đồng bào, văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và văn hóa Phật giáo.
Buổi gặp gở đã thảo luận, đưa ra một số giải pháp để công cuộc hoằng dương chánh pháp đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai |
Trong không khí thân mật của cuộc gặp gỡ, Thượng tọa Trưởng Phân ban Hoằng pháp đồng bào dân tộc thiểu số T.Ư đã tri ân những chia sẻ đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của chư tôn đức.
Thượng tọa cũng đưa ra một số giải pháp để công cuộc hoằng dương chánh pháp đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai ngày càng có kết quả hơn. Đặc biệt, là sự dấn thân của chư tôn đức Tăng Ni là chính yếu, ngoài ra còn có các giải pháp mang tầm nhìn chiến lược lâu dài nhằm thúc đẩy công cuộc xiển dương chánh pháp, đưa chân lý của Đức Phật phổ độ sâu rộng và bền vững đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên.