Dù là một trong những nước hiện đại, phát triển nhất thế giới nhưng nét đẹp về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa truyền thống vẫn không hề phai mờ tại Nhật Bản. Ảnh trên Geographic
Cao hơn 3.700m, Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất đất nước hoa anh đào và trở thành biểu tượng của nơi đây. Ngọn núi có đỉnh phủ tuyết trắng này là một điểm sáng bên hồ Yamanaka. Vào một ngày trong xanh, bạn có thể đứng trên những tòa cao ốc ở thủ đô Tokyo, cách ngọn núi hơn 100 km, mà vẫn nhìn thấy đỉnh núi này.
Được UNESCO công nhận là một trong những di sản của thế giới vào năm 1993, Himeji-Jo hay còn có tên là Lâu đài hạc trắng là một trong những nguyên mẫu điển hình còn lại của kiến trúc Nhật Bản thời cận đại.
Cổng Torii tại Miyajima rọi bóng xuống mặt nước trong ánh hoàng hôn. Cổng Torii thường được người Nhật dựng trước các đền thờ như một phong tục lâu đời. Đây là chiếc cổng Torii nổi tiếng được xây dựng vào năm 1875, có chiều cao 16m và là cổng lớn nhất Nhật Bản.
Ở Nhật cũng có những mẫu ruộng giống như ruộng bậc thang ở Việt Nam. Hình ảnh ruộng lúa ngập nước với những đốm lửa lấp lánh. Lúa đã được trồng ở đất nước này cách đây từ hơn 2.000 năm trước và gạo trở thành món ăn quan trọng trong bữa ăn của người Nhật.
Thủ đô Tokyo đông đúc và sôi động.
Chợ cá buổi sớm.
Những con ngõ nhỏ với lồng đèn đỏ thắp sáng lung linh.
Đấu võ của các sumo có truyền thống từ 1.500 năm trước này đã trở thành hoạt động thể thao đặc biệt tại Nhật Bản mà không đất nước nào có.
Lễ hội đèn lồng với những chiếc đèn nhiều hình thù, kích cỡ.
Bánh gạo là loại bánh truyền thống được người Nhật làm để biếu người thân, trong dịp lễ Tết. Bánh gạo được làm từ bột, gạo nếp và nhân thường là đậu ngọt.
Ngôi nhà gỗ đặc trưng phong cách kiến trúc Nhật.
Thuỷ cung Churaumi ở Okinawa, ở phía Nam Nhật Bản.
Nhật Bản nổi tiếng với nghệ thuật bonsai, đó không chỉ là việc chăm sóc, tạo hình cây cảnh mà nó đã trở thành hoạt động tinh thần.
Rừng trúc xanh mướt ở công viên Arashiyama, phía tây cố đô Kyoto.
Linh Phạm (Ngôi Sao)