Bìa 1: Phù điêu Thái tử Tất-đạt-đa đản sinh, phong cách Gandhāra - Ảnh: Tư liệu |
- Bài nghiên cứu Ý nghĩa biểu tượng của những tác phẩm điêu khắc Đức Phật đản sinh ở Gandhāra của Tiến sĩ Ghaniur Rahman, là giáo sư thỉnh giảng tại viện Taxila, Đại học Quaid-i-Azam, Islamabad, Pakistan. Theo đó, bài nghiên cứu đã trình bày những khía cạnh thú vị, đặc thù của nghệ thuật điêu khắc Gandhāra qua những chi tiết ở phù điêu của tượng Phật đản sinh. Có thể nói, nghệ thuật điêu khắc Gandhāra kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca một cách độc lập, không hoàn toàn giống cũng không hoàn toàn khác phong cách Ấn Độ và cổ đại.
- Kính mừng Phật đản bằng lễ hội và sự tu tập, tác giả Thích Hạnh Chơn, với mong mỏi rằng, sự kiện Đại lễ Phật đản, bên cạnh những hình thức, lễ nghi tôn vinh Ngài thì cũng nên có những khóa tu ngắn hạn để nuôi dưỡng chất liệu tâm linh.
- Cũng trong chuyên đề về Phật đản, Nguyệt san Giác Ngộ còn có các bài viết như: Đức Phật: Có hay không quan điểm cách mạng xã hội? của tác giả Nguyên Cẩn, đã ghi nhận rằng, mặc dù Đức Phật không kêu gọi xóa bỏ giai cấp, giáo pháp của Ngài rõ ràng thách thức tính hợp lý của hệ thống ấy và đặt nền móng cho những phong trào cải cách tương lai. Ngài là một tấm gương trong lịch sử Ấn Độ về tính bình đẳng và thay đổi tư duy giai cấp;
Phật dạy về bốn đạo hành của Hòa thượng Thích Giác Toàn; Khảo về sự kiện niêm hoa vi tiếu, tác giả Chúc Phú; Tìm hiểu văn bia tháp Tịnh Từ tại chùa Ninh Phúc, Thủy Nguyên, Hải Phòng của nhóm tác giả Thích Đồng Dưỡng, Thích Hải Hạnh, Nguyễn Văn Thanh;
Lai lịch và công năng của Thập nhất diện Quan Âm (nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình); Tính Không trong tác phẩm Tầm hưởng của Thiền sư Minh Trí (Giảng viên Nguyễn Thanh Huy); Vài suy ngẫm về bài ca Phóng cuồng ngâm của Tuệ Trung Thượng Sĩ (Thích nữ Hạnh Huệ)… cùng một số bài viết khác.
Bấm VÀO ĐÂY để liên hệ đặt báo.