Đón đọc Nguyệt san Giác Ngộ số 324 với chủ đề "Hồi hướng công đức"

Bìa Nguyệt san Giác Ngộ số 324, phát hành vào ngày 16-3
Bìa Nguyệt san Giác Ngộ số 324, phát hành vào ngày 16-3
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nguyệt san Giác Ngộ số 324 với những bài viết mang tính chuyên sâu, được phát hành vào ngày 16-3 sắp tới. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hồi hướng công đức là một pháp hành phổ biến trong Phật giáo ở cả hai truyền thống Nam và Bắc truyền. Phương thức tu tập này đã có từ thời Đức Phật; và khi Phật giáo được truyền bá đến bất kỳ xứ sở nào, việc tạo phước và hồi hướng công đức cho người thân cùng tất cả chúng sinh được các giới Phật tử thực hiện, bên cạnh việc thực hiện những pháp tu khác.

Nhằm chuyển tải một vài khía cạnh của phương thức thực hành này, Nguyệt san Giác Ngộ số 324 đã thực hiện chủ đề hồi hướng công đức với việc đề cập cụ thể đến việc hồi hướng công đức cho hoàng đế ở Trung Quốc vào thời trung đại qua bài viết "Hồi hướng công đức cho hoàng đế - một khảo cứu tứ các bản chữ khắc ở Trung Quốc" của tác giả Quảng Hưng.

Trong cùng chuyên đề, Nguyệt san cũng có hai bài viết khác: "Thực hành hồi hướng ở trong Phật giáo Nhật Bản" của học giả Masaharu Anesaki và "Ý nghĩa của việc hồi hướng công đức cho người quá cố" của Hòa thượng K. Sri Dhammananda.

Bên cạnh đó, Nguyệt san Giác ngộ số 324 còn bao gồm những bài viết sau:

- "Biệt thời ý thú trong kinh Cứu bạt ngạ quỷ Diệm Khẩu đà-la-ni" của Chân Hiền Tâm. Bài viết đề cập những kinh nghiệm cá nhân trong việc tu học, những diệu dụng mà tác giả đã cảm nhận được trong việc thực hành pháp, và cả những chia sẻ đầy cảm động của một người Phật tử nỗ lực vượt qua bệnh tật.

- "Niêm hoa vi tiếu trong Thiền tông với một số kinh trong tạng Pāli" của Nguyên Giác đã liên hệ một vài phương diện trong Thiền tông với một số bản kinh trong tạng Nikāya nhằm tìm ra sự tương đồng giữa hai truyền thống.

- "Vài nét về Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi với dòng thiền Liễu Quán ở phương Nam" của thầy Thích Thánh Minh giới thiệu khái quát về công trạng của Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi trong việc truyền bá Phật giáo ở Nam bộ; bên cạnh bài viết cũng cho thấy sự ảnh hưởng của Thiền phái Liễu Quán đối với Phật giáo và Dân tộc Việt Nam như thế nào.

Ngoài ra Nguyệt san Giác Ngộ số 324 còn có những bài viết khác: "Ý nghĩa biểu trưng của gậy đầu lâu Khatvanga" của tác giả Huỳnh Thanh Bình, "Chuyện con mèo dạy hải âu bay qua góc nhìn Phật giáo" của sư cô Thích nữ Thánh Nhã, "Biến đổi khí hậu từ góc nhìn duyên khởi" của tác giả Thích Tánh Mẫn, "Bàn thêm về sự nghiệp Phật hoàng Trần Nhân Tông" của PGS.TS Lê Cung, "Biện biệt về tính chất văn học nơi một số bản kinh dài ngắn trong bộ Bản duyên thuộc Đại tạng kinh Đại chánh tân tu" của nhà nghiên cứu Phật học Đào Nguyên.

Độc giả có thể đặt Báo Giác Ngộ TẠI ĐÂY.

Quét mã QR để liên kết, xem, nghe và đọc các kênh thông tin của Báo Giác Ngộ
Quét mã QR để liên kết, xem, nghe và đọc các kênh thông tin của Báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.