Đoàn kiểm tra quản lý tiền công đức tiếp tục làm việc tại tịnh xá Ngọc Phương và chùa An Lạc

Đoàn kiểm tra tại tịnh xá Ngọc Phương - Di tích lịch sử cấp quốc gia
Đoàn kiểm tra tại tịnh xá Ngọc Phương - Di tích lịch sử cấp quốc gia
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đoàn kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Q.Gò Vấp do ông Võ Quốc Trường, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch quận làm trưởng đoàn, cùng thành viên đã đến làm việc với chùa An Lạc và tịnh xá Ngọc Phương.

Tiếp đoàn tại tịnh xá Ngọc Phương - Di tích lịch sử cấp quốc gia, chiều nay 14-3, có Ni trưởng Thích nữ Viên Liên, Trưởng ban Quản trị tịnh xá Ngọc Phương, cùng chư Ni Ban Quản trị tịnh xá.

Ông Võ Quốc Trường, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch quận tại buổi làm việc cho biết nội dung kiểm tra di tích là về việc tiếp nhận quản lý tiền công đức, tài trợ tại các cơ sở di tích, việc mở tài khoản sổ sách ghi chép và một số nội dung chung theo sự chỉ đạo của TP.HCM.

Ông cho biết chủ trương của nhà nước không quản lý tiền công đức của cơ sở mà qua kiểm tra chỉ ghi nhận hiện trạng cơ sở trong quản lý thu chi.

Ni trưởng Thích nữ Viên Liên, Trưởng ban Quản Trị tịnh xá Ngọc Phương cùng chư Ni tiếp đoàn

Ni trưởng Thích nữ Viên Liên, Trưởng ban Quản Trị tịnh xá Ngọc Phương cùng chư Ni tiếp đoàn

Trả lời câu hỏi của Ni sư Thích nữ Tín Liên, Phó Thường trực Ban Quản trị tịnh xá Ngọc Phương, trong đợt kiểm tra lần này, đoàn sẽ kiểm tra về quản lý thu chi của các di tích hay của các chùa chiền? ông Trường cho biết việc kiểm tra này là về quản lý thu chi của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận. Ông Trường cho biết trong đợt kiểm tra lần này trên địa bàn quận có 17 cơ sở di tích, cơ sở đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo luật Di sản văn hóa sẽ được kiểm tra tổng thể.

Ni trưởng Thích nữ Viên Liên cũng đã báo cáo về tình hình thu chi tài trợ cho di tích. Theo đó năm 2023, tịnh xá Ngọc Phương nhận được một khoản kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho di tích lịch sử cấp quốc gia là 39.420.000 đồng và đã dùng vào tu bổ, tôn tạo di tích.

Trong năm tịnh xá cũng nhận được một khoảng cúng dường công đức Tam bảo của Phật tử và thiện tín gần xa. Tịnh xá tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội, hỗ trợ học tập cho học sinh nghèo, xây đường, xây cầu, xây nhà tình thương… do sự phát tâm cúng dường của chư Ni, Phật tử các miền tịnh xá.

Tịnh xá chỉ sử dụng tiền mặt, không mở tài khoản ngân hàng. Các hoạt động thu chi tại tịnh xá không có chứng từ, chỉ ghi lại chi tiết các hoạt động từ thiện xã hội.

Ni trưởng Thích nữ Viên Liên cho biết qua hướng dẫn của đoàn kiểm tra, năm 2024, tịnh xá sẽ ghi kỹ càng thu chi của di tích theo hướng dẫn.

Sư cô Thích nữ Chơn Hiếu, trụ trì chùa An Lạc thông tin về thu chi tại di tích

Sư cô Thích nữ Chơn Hiếu, trụ trì chùa An Lạc thông tin về thu chi tại di tích

Trước đó, sáng 13-3, đoàn kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Q.Gò Vấp cũng đã đến làm việc tại chùa An Lạc (số 73/16 đường Nguyễn Thái Sơn, P.4), là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Ông Võ Quốc Trường phát biểu tại buổi kiểm tra cho biết mục đích kiểm tra là công khai minh bạch thu chi, quản lý tiền như thế nào tại di tích, và "không liên quan gì đến nội bộ của cơ sở tôn giáo". Qua kiểm tra cũng sẽ ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của cơ sở gửi đến lãnh đạo TP.HCM.

Đoàn kiểm tra sổ thu chi tại chùa An Lạc

Đoàn kiểm tra sổ thu chi tại chùa An Lạc

Tiếp đoàn tại chùa An Lạc, Sư cô Thích nữ Chơn Hiếu, trụ trì chùa cho biết khi nhận yêu cầu báo cáo thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội của địa phương, chùa cũng đã gửi báo cáo vào tháng Giêng.

Sư cô trụ trì cho biết do chùa nằm ở hẻm nhỏ, vào những ngày lễ lớn của Phật giáo mới có Phật tử tới, còn bình thường rất vắng, không có khách tham quan. Năm 2023, chùa nhận được ngân sách hỗ trợ 39.480.000 đồng cho di tích, thông qua danh sách do Phòng Văn hóa - Thông tin quận quản lý, chùa dùng số tiền này để trùng tu sửa chữa di tích.

Tiền công đức cúng dường Tam bảo không đủ chi tiêu trang trải chi phí tại cơ sở, do đó các sư cô ở chùa phải đi hóa duyên kêu gọi mới có.

Năm 2023, chùa hoạt động từ thiện xã hội là 200 triệu đồng, với các hoạt động phát quà người nghèo, nấu cơm chay,… đều do chư Ni và Phật tử phát tâm cúng dường.

Đoàn kiểm tra sổ thu chi Tam bảo

Đoàn kiểm tra sổ thu chi Tam bảo

Thùng tiền công đức tại chùa, sau mỗi lần lễ sẽ tự kiểm kê, do nội bộ quản lý. Chùa có làm sổ Tam bảo thu chi, phiếu công đức khi có Phật tử cúng dường Tam bảo và dán bảng công khai Phật tử cúng dường xây dựng chùa. Hiện chùa chỉ sử dụng tiền mặt không sử dụng tài khoản.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.