Di tích chùa Sùng Đức - Không gian xanh thiền giữa lòng TP.Thủ Đức

Di tích chùa Sùng Đức
Di tích chùa Sùng Đức
GNO - Dưới cái nắng chói chang của phố thị đôi khi làm con người căng thẳng. Nếu hữu duyên đến phường Trường Thọ của TP.Thủ Đức, thử bước chân vào chùa Sùng Đức (số 50 đường số 3), tôi chắc rằng bạn sẽ dịu lại với cảnh yên bình và cây xanh...
Tôi bước vào chùa vào một buổi chiều tháng Giêng, gặp lúc chư Ni đang công phu chiều, người phụ nữ đang thỉnh chuông lớn, với giọng đọc như rót vào lòng cùng âm thanh của tiếng đại hồng chung: “Nghe chuông phiền não tan mây khói / Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười / Hơi thở nương chuông về chánh niệm / Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi”...
Tôi bước vào chùa vào một buổi chiều tháng Giêng, gặp lúc chư Ni đang công phu chiều, người phụ nữ đang thỉnh chuông lớn, với giọng đọc như rót vào lòng cùng âm thanh của tiếng đại hồng chung: “Nghe chuông phiền não tan mây khói / Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười / Hơi thở nương chuông về chánh niệm / Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi”...
Mỗi góc của chùa đều được bàn tay khéo léo của chư Ni thiết trí dễ thương với những câu thư pháp thiền vị, lời nhắc về phép màu của hiện tại tuyệt vời.

Mỗi góc của chùa đều được bàn tay khéo léo của chư Ni thiết trí dễ thương với những câu thư pháp thiền vị, lời nhắc về phép màu của hiện tại tuyệt vời.

Không gian hài hòa, nhiều cây xanh trong vườn chùa giữa lòng thành phố
Không gian hài hòa, nhiều cây xanh trong vườn chùa giữa lòng thành phố
Khuôn viên chùa với những góc an tịnh

Khuôn viên chùa với những góc an tịnh

Khóa lễ cầu an chiều 12 tháng Giêng

Khóa lễ cầu an chiều 12 tháng Giêng

Vào năm 1806, gia đình Phật tử ông bà Kiển đứng ra xây dựng trên mảnh đất này một ngôi Tam bảo với kiến trúc đơn sơ, sau đó cung thỉnh sư về trụ trì, từ đó chùa Sùng Đức được hình thành.

Vào năm 1806, gia đình Phật tử ông bà Kiển đứng ra xây dựng trên mảnh đất này một ngôi Tam bảo với kiến trúc đơn sơ, sau đó cung thỉnh sư về trụ trì, từ đó chùa Sùng Đức được hình thành.

Cùng với sự biến thiên của thời gian, ngôi chùa xuống cấp. Đến năm 1967, Hòa thượng Thích Tuệ Hải đã trùng tu, tôn tạo về phần chánh điện, bằng cách thay thế kiến trúc nhẹ cũ thành một cơ sở tôn giáo trang nghiêm hơn để phù hợp với tín ngưỡng của đồng bào Phật tử.

Cùng với sự biến thiên của thời gian, ngôi chùa xuống cấp. Đến năm 1967, Hòa thượng Thích Tuệ Hải đã trùng tu, tôn tạo về phần chánh điện, bằng cách thay thế kiến trúc nhẹ cũ thành một cơ sở tôn giáo trang nghiêm hơn để phù hợp với tín ngưỡng của đồng bào Phật tử.

Năm 1990, chùa được kiến tạo thêm cổng tam quan, giảng đường, thiền đường, vườn tháp chư vị Tổ sư...
Năm 1990, chùa được kiến tạo thêm cổng tam quan, giảng đường, thiền đường, vườn tháp chư vị Tổ sư...
Bên trong chánh điện chùa vẫn giữ được nhiều cổ vật như: đại hồng chung; tượng Đức Phật Thích Ca bằng gỗ; chiếc trống cổ bằng gỗ; cùng bức hoành phi, cặp liễn đối, bao lam…được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tinh xảo.
Bên trong chánh điện chùa vẫn giữ được nhiều cổ vật như: đại hồng chung; tượng Đức Phật Thích Ca bằng gỗ; chiếc trống cổ bằng gỗ; cùng bức hoành phi, cặp liễn đối, bao lam…được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tinh xảo.
Tượng pháp điêu khắc tinh xảo và sinh động
Tượng pháp điêu khắc tinh xảo và sinh động
Chùa Sùng Đức được xây dựng theo với kiểu tứ trụ, có hai mái cong lợp bằng ngói vảy cá thay cho ngói âm dương.

Chùa Sùng Đức được xây dựng theo với kiểu tứ trụ, có hai mái cong lợp bằng ngói vảy cá thay cho ngói âm dương.

Trải qua hai cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chùa Sùng Đức là một cơ sở cách mạng nuôi dưỡng cán bộ và chiến sĩ, nơi quy tụ biết bao nhà sư và tín đồ đã hy sinh cho nền độc lập tự do của dân tộc, như Hòa Thượng Pháp Linh, Thiếu tướng Đào Sơn Tây...

Trải qua hai cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chùa Sùng Đức là một cơ sở cách mạng nuôi dưỡng cán bộ và chiến sĩ, nơi quy tụ biết bao nhà sư và tín đồ đã hy sinh cho nền độc lập tự do của dân tộc, như Hòa Thượng Pháp Linh, Thiếu tướng Đào Sơn Tây...

Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố theo quyết định số 3040/QĐ-UBND ngày 20-6-2009 của UBND TP.HCM

Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố theo quyết định số 3040/QĐ-UBND ngày 20-6-2009 của UBND TP.HCM

Tổ đường phía sau chánh điện vẫn giữ nguyên được nét cổ kính, là nơi thờ phượng chư vị tổ sư khai sơn và trùng tu chùa Sùng Đức.
Tổ đường phía sau chánh điện vẫn giữ nguyên được nét cổ kính, là nơi thờ phượng chư vị tổ sư khai sơn và trùng tu chùa Sùng Đức.
Khu tháp Tổ
Khu tháp Tổ
Hiện nay, chùa do Ni trưởng Thích Nữ Mỹ Thuận làm trụ trì.

Hiện nay, chùa do Ni trưởng Thích Nữ Mỹ Thuận làm trụ trì.

Mỗi tháng, chùa tổ chức thọ Bát quan trai và dạy giáo lý cho Phật tử. Ngoài ra chùa Sùng Đức còn có Lớp học tình thương cho những em nghèo không có điều kiện đến trường.
Mỗi tháng, chùa tổ chức thọ Bát quan trai và dạy giáo lý cho Phật tử. Ngoài ra chùa Sùng Đức còn có Lớp học tình thương cho những em nghèo không có điều kiện đến trường.
Đặc biệt, chùa thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc từ thiện do các bác sĩ ở các bệnh viện lớn trong thành phố đảm trách.

Đặc biệt, chùa thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc từ thiện do các bác sĩ ở các bệnh viện lớn trong thành phố đảm trách.

Tin mới

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.