Di sản kiến trúc đất Thăng Long

Nếu lấy kiến trúc làm khía cạnh để phản ánh, thì chúng ta có thể đi suốt chiều dài lịch sử đất Thăng Long qua những tác phẩm kiến trúc đang tồn tại.

Trải  qua 1.000 năm, những kiến trúc truyền thống không thể còn nguyên vẹn. Nhưng dấu ấn của những công trình đó vẫn còn tiếp nối theo thời gian.

Có những kiến trúc có tuổi hơn tuổi kinh thành Thăng Long. Những công trình này đa phần là đình, chùa, đền, miếu. Trong những kiến trúc và quần thể kiến trúc đình – chùa - đền - miếu của Thăng Long - Hà Nội thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể có giá trị và vẹn toàn nhất.

e
Chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ nhất Thăng Long – Hà Nội bên Hồ Tây
s
Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự), dựng thời Lý, thế kỷ 11. Kiến trúc chùa hiện nay được phục dựng sau khi quân Pháp phá hủy năm 1954
d
Đền Quán Thánh - trấn bắc của Thăng Long Tứ Trấn
s
Khuê Văn Các – Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
x
Ô Quan Chưởng, cửa ô cuối cùng của Hà Nội
z
Đoan Môn - cửa vào Cấm Thành của Hoàng Thành Thăng Long xưa, hiện là một di tích trong khu thành cổ
s
Tháp Bút, biểu tượng văn hiến và khát vọng của Thăng Long – Hà Nội

Ở mảng kiến trúc nhà ở, Hà Nội có một di sản là phố cổ (khu 36 phố phường). Diện mạo kiến trúc phố cổ được định hình vào khoảng thế kỷ 18-19 với đặc trưng là những ngôi nhà dài, hình ống với mái ngói, cấu trúc được phân nhiều lớp, có sân trong.

Phố cổ Hà Nội còn khá nguyên vẹn mang đầy đủ những giá trị lịch sử - văn hóa - kiến trúc, là hình ảnh đẹp đã đi vào văn học nghệ thuật.
 

z
Không gian yên bình nơi phố cổ
z

Nhà cổ 38 Hàng Đào, một trong số ít những ngôi nhà cổ được giữ gìn và bảo tồn tương đối nguyên vẹn

Sau khi chiếm thành Hà Nội, người Pháp đã tiến hành xây dựng nơi đây thành một thành phố mới theo quy hoạch hiện đại của phương Tây.

Việc người Pháp phá thành Hà Nội, hủy bỏ cấu trúc đô thị thời phong kiến là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, những gì người Pháp làm được cho Hà Nội, từ góc độ quy hoạch đô thị cho tới các kiến trúc công trình có giá trị.

Vượt qua khỏi tầm ảnh hưởng của chính trị, những tác phẩm quy hoạch - kiến trúc có giá trị nghệ thuật và chiều sâu văn hóa, có tính bền vững cao.

Việc xây dựng một thành phố mới với những kiến trúc mới cũng đóng dấu ấn tích cực cho lịch sử xây dựng Việt Nam. Thông qua kiến trúc, người Pháp đã đem đến những giá trị của một nền văn minh bậc nhất thế giới thời bấy giờ.
 

c
Phủ Toàn quyền Đông Dương, nay là Phủ Chủ tịch, xây dựng năm 1902-1907
s
Trụ sở Bộ Ngoại giao, xây dựng năm 1925-1930
s
Bắc Bộ Phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, xây dựng năm 1919
d
Nhà hát lớn Hà Nội, xây dựng năm 1901-1911
f
Nhà thờ Cửa Bắc, công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương, xây dựng năm 1931-1932
x
Những biệt thự Pháp, một phần di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội

Sau giải phóng thủ đô năm 1954, người Pháp rút khỏi Hà Nội, miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa. Trong những năm tháng vừa chiến tranh vừa xây dựng, chúng ta không có nhiều thành quả kiến trúc có giá trị.

Đa phần những công trình lớn đều do chuyên gia Liên Xô giúp đỡ thiết kế xây dựng. Công trình lớn nhất về quy mô và có ý nghĩa nhất chính là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lăng Bác). Ngoài ra còn có công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh (xây dựng năm 1970-1990), công trình Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô (xây dựng năm 1978-1985)... 

s
Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô

Những thành tự đáng kể của kiến trúc sư Việt Nam trong thời kỳ này có thể kể đến như: Hội trường Ba Đình (xây dựng năm 1963, phá dỡ năm 2008; do các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và Trần Hữu Tiềm thiết kế), Trụ sở Tổng cục Thống kê (nay là Trụ sở Bộ Kế hoạch - Đầu tư, xây dựng năm 1960; do kiến trúc sư Đoàn Văn Minh thiết kế), Cung thiếu nhi Hà Nội (xây dựng năm 1970, do kiến trúc sư Lê Văn Lân thiết kế)…

Sau đổi mới, Hà Nội phát triển xây dựng mạnh mẽ. Nhiều công trình kiến trúc ra đời. Sự thay đổi có chiều hướng tích cực về kinh tế cũng là một động lực thúc đẩy kiến trúc – xây dựng phát triển.

Tới nay, hơn 20 năm, đã có rất nhiều công trình quy mô được thiết kế xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội như: Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội (dự kiến hoàn thành 10/2010), Nhà Quốc hội (đang thi công)…
 

d
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (hoàn thành xây dựng năm 2003)
d
Trung tâm Hội nghị Quốc gia (hoàn thành xây dựng năm 2006)
a
Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake (hoàn thành xây dựng năm 2007)

Thật khó có thể có được bức tranh tổng quát hoàn mỹ về diện mạo kiến trúc cho 10 thế kỷ qua của đất Thăng Long. Nhưng những gì còn lại, dẫu ít ỏi, thậm chí đang mai một cũng có thể phác họa phần nào di sản kiến trúc nghìn năm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.