GNO - Dạo phố ông Đồ ở Sài Gòn, thấy những ông Đồ trẻ là những thanh niên nam nữ yêu nghệ thuật thư pháp múa bút trên mực tàu, giấy đỏ, trên nhiều chất liệu khác như đá, quạt... "bên phố đông người qua" lại thấy nhớ hình ảnh Tết xưa được học từ bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên.
Nhà thư pháp trẻ Nguyễn Tấn Hòa
Những nét chữ "phượng múa rồng bay" đã từng có lúc mai một - "mỗi năm mỗi vắng" - đã trở thành thú chơi tao nhã được nhiều người hiện đại hướng về. Mua thư pháp tặng nhau và treo trong nhà ngày Tết với những chữ Tài - Lộc - Phước - Thọ... như một lời chúc lành tốt gửi người bạn, người thân thương khi xuân về Tết tới.Ở Sài Gòn có hai khu phố ông Đồ được mở cửa tại NVH Thanh Niên (đường Phạm Ngọc Thạch, Q.1) và Cung Văn hóa Lao Động (đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) từ ngày 7, 8-2-2015 và sẽ kéo dài tới ngày 17-2-2015 (29 Tết), được nhiều người ghé tham quan, thưởng lãm thư họa; nhiều cô gái trẻ mặc áo dài xanh, đỏ, màu sắc rực rỡ ra phố ông Đồ chụp hình, giữ nét duyên dáng xưa bên nét chữ, câu đối, cành mai ngày Tết...Chùm ảnh dưới đây được CTV Giác Ngộ online gửi về, ghi nhận hình ảnh đêm ở phố ông Đồ (Cung Văn hóa Lao Động):
Ông Đồ trẻ đang vẽ và sẽ viết cho khách theo yêu cầu
Thư họa - nghệ thuật được hồi sinh trong thời hiện đại do nhu cầu
thưởng thức những bức vẽ, thư pháp, trang trí trong những không gian tĩnh lặng
Mỗi ông Đồ một gian hàng, có những mẫu có sẵn và cũng có những bức khách đặt hàng viết tại chỗ
Chữ Tâm qua nét bút tài hoa của người nghệ sĩ
Viết thư pháp trên chất liệu gỗ, đá
Góc ký họa chân dung tại phố ông Đồ
Nhiều người ra phố ông Đồ không chỉ để thưởng lãm,
mua thư pháp mà còn để ký hoa cho mình một bức chân dung thật đẹp