GN - 1. Với Báo Giác Ngộ, thông tin thứ nhất mà chúng tôi muốn gửi đến chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc nhân dịp Báo tròn 44 năm kể từ ngày ra số đầu tiên (1-1-1976), đó là Báo Giác Ngộ không thuộc nhóm các cơ quan báo chí phải sắp xếp lại hay chuyển đổi cơ quan chủ quản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong quy hoạch báo chí toàn quốc. Do đó, Giác Ngộ sẽ tiếp tục đồng hành cùng bạn đọc.
Thứ hai, gần đây, các tổ hợp thông tin báo chí chính thống đã ký kết hợp tác với Báo Giác Ngộ về việc dẫn lại tin, bài trên Giác Ngộ online (giacngo.vn), do đó thông tin Phật giáo và sinh hoạt của Giáo hội với nguồn tin Báo Giác Ngộ cũng sẽ có mặt ở nhiều kênh tổng hợp thông tin báo chí chính thống, góp phần phác họa bức tranh đời sống Việt Nam toàn diện, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, tới tôn giáo.
2. Với tòa soạn, báo không có ngày nghỉ, dù đó là ngày Tết hay các kỳ Đại lễ, các sự kiện lớn của Phật giáo và Giáo hội. Thậm chí, vào những dịp này, những bộ phận liên quan tới nội dung các sản phẩm báo chí thuộc báo Giác Ngộ lại bận rộn, làm việc tăng tốc hơn do trách nhiệm xử lý thông tin giúp bạn đọc tiếp nhận kịp thời - tiếp cận với sự thật trong những đợt bão tố dư luận giữa thật giả lẫn lộn.
Mạng xã hội những năm gần đây là một áp lực đối với giới báo chí. Chính sự bùng nổ của nó đã tạo nên môi trường thuận lợi cho các tin giả phát tán, nhân bản theo nhiều cách và mục đích khác nhau.
Báo chí, với nhiều ràng buộc về nghiệp vụ và luôn cần sự kiểm chứng nguồn tin, người phát ngôn, nơi cung cấp thông tin…, do đó, ít nhiều bị lấn át bởi mạng xã hội. Tuy nhiên, khi những làn sóng, cơn giông tố thông tin đó đi qua, cái mà người ta cần để xây dựng và củng cố niềm tin thì vẫn là báo chí.
3. Với Phật giáo, trong năm 2019 này, liên tiếp phải gánh chịu những cơn bão dư luận, dồn dập nổi lên từ các vụ việc, hiện tượng như: dâng sao giải hạn có thu phí; lạm dụng “oan gia trái chủ” ở chùa Ba Vàng; một vài vị tu sĩ trẻ bị khởi tố vì những vi phạm đạo đức, pháp luật; quản lý không chặt để một vị tu sĩ mắc bệnh tâm thần phá hoại phương tiện của người đi đường; vụ việc báo điện tử Tri Thức trực tuyến (Zing.vn) đăng bài phỏng vấn ông Dương Ngọc Dũng với phát ngôn xúc phạm Phật giáo; hiện tượng biến tướng “Thiền tông Tân Diệu” đầy thách thức; và gần đây, câu chuyện mang hình thức Tăng Ni ở “tịnh thất Bồng Lai” tham gia các hoạt động giải trí gây phân hóa dư luận trái chiều trong cộng đồng…
Đó là chưa kể một vài vụ việc liên quan tới hành vi, những biểu hiện không phù hợp bị dư luận chỉ trích trên mạng xã hội, của Tăng Ni ở trong và ngoài nước.
Có sự việc còn được đưa lên cả diễn đàn Quốc hội, và báo chí chính thống chưa bao giờ lại đăng tải thông tin tiêu cực về Phật giáo nhiều như trong năm này, đến nỗi, một số thuật ngữ tìm kiếm liên quan tới “Tăng Ni”, “tiến sĩ Phật học” đã bị mang một sắc thái nghĩa không mấy tích cực.
Hình ảnh về Đức Phật, Tăng Ni, chùa chiền… cũng trở thành đề tài biếm họa, châm chọc của báo chí chính thống. Việc này, báo Giác Ngộ đã phản ánh nhưng dường như chưa nhận được sự quan tâm cũng như phản hồi một cách chính thức từ Giáo hội.
Trong bài thuyết trình về Phật giáo trên trong lĩnh vực thông tin hiện nay, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, tại khóa bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo thông tin-truyền thông Phật giáo do Ban Thông tin-Truyền thông GHPGVN tổ chức tại tỉnh Long An, đã cho biết gam màu xám của các thông tin tiêu cực đã và đang áp đảo các thông tin Phật sự tích cực.
4. Đơn cử vụ việc về hiện tượng lạm xưng “Tăng Ni”, “tịnh thất Bồng Lai”, “chùa Bồng Lai” - những đối tượng lạm dụng chiếc áo của người xuất gia lên sàn diễn, tham gia các chương trình trò chơi giải trí, thi hài mua bán tiếng cười trên truyền hình..., báo Giác Ngộ đã phản ánh, điều tra, đăng tải - trong đó có ý kiến nhận định của người đứng đầu BTS GHPGVN tỉnh Long An - HT.Thích Minh Thiện. Nhưng những phản ảnh đó bị lạc lõng giữa dòng chảy của dư luận, không thấy các ban ngành Trung ương Giáo hội quan tâm.
Hơn năm trước, và cả gần đây, khi báo Giác Ngộ và Giác Ngộ online đăng tải thông tin về cơ sở này, cho đó không phải là cơ sở Phật giáo, các vị này không phải là Tăng Ni, thì dư luận lập tức dội về tòa soạn, nhiều người cho rằng Báo đang… “xúc phạm Tăng Ni tu hành chân chính”, trong số phản hồi đó có cả các vị Tăng Ni.
Trong khi đó, những bài phóng sự trên đã được Hội Nhà báo TP.HCM và Hội Nhà báo Việt Nam trao các giải thưởng, được bình chọn là tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2017.
Cần nói thêm là nhiều chương trình văn nghệ mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh như Đại lễ Phật đản, Vu lan do các Ban Trị sự cấp tỉnh thành, các chùa... vẫn mời những người lạm xưng này tham gia ca hát dưới danh nghĩa Tăng Ni, với lý lẽ rằng Hiến chương Giáo hội không có quy định nào cấm việc đó! Thậm chí, họ còn được mời tham gia biểu diễn trong chương trình văn nghệ chủ đề “Phật giáo và Dân tộc” trình diễn trước các đại biểu quốc tế đến nước ta tham dự một hội thảo khoa học, và được giới thiệu danh nghĩa là… “Reverend” (Đại đức)!
Chuyện “tịnh thất Bồng Lai”, sự nguy hại của nó là làm thay đổi nội hàm khái niệm oai nghi của Tăng Ni trong dư luận cũng như nhận thức của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Đó là các cụm từ xuất hiện trên mạng xã hội gần đây, “các chú tiểu ở chùa là con của Tăng Ni”, “Sư thầy ca hát”, “chú tiểu thách thức danh hài...”.
Khi chúng ta nhận ra để lên tiếng, chưa nói là quá muộn màng, lại bị lạc lõng trong mạng xã hội vận hành theo cách của mình, nói như dân gian, “được vạ thì má đã sưng”, tổn thương là Phật giáo.
Chính HT.Thích Minh Thiện cũng đã nhiều lần chia sẻ với báo Giác Ngộ những bức xúc trước các lý lẽ chỉ trích phát ngôn của Hòa thượng, BTS Phật giáo tỉnh Long An. Hòa thượng cũng cho biết là đã không ít lần phản ánh với các cơ quan chức năng của địa phương về hiện tượng này và đề nghị nên có giải pháp phù hợp.
5. Báo Giác Ngộ là một trong những kênh hàng ngày tiếp nhận khối lượng thông tin lớn liên quan tới Phật giáo, trong đó có nhiều bức xúc của bạn đọc là Tăng Ni, Phật tử, người có tín ngưỡng và yêu mến đạo Phật.
Với chức năng và qua sự nỗ lực của tập thể tòa soạn, Ban Biên tập đã xác minh, kiểm chứng, điều tra để phản ánh phục vụ bạn đọc. Trong quá trình đó, còn nhiều khó khăn, và nhiều khi khó khăn không phải đến từ bên ngoài.
Trong cơn bão dư luận, phát ngôn của lãnh đạo Giáo hội có thể xem như là ngọn hải đăng cho thuyền bè định hướng vượt qua hiểm nguy. Tuy nhiên, việc kết nối với lãnh đạo Giáo hội để có được các phát ngôn như thế, đặc biệt giữa các cơn bão thông tin liên quan Phật giáo là rất… khó khăn.
Giáo hội đã ban hành quy chế về người phát ngôn, nhưng dường như quy chế này chưa được đưa vào thực tiễn và phát huy trong đời sống.
Trong tình trạng “đói” thông tin thẩm quyền từ lãnh đạo Giáo hội như vậy, một vài cá nhân nắm được kỹ thuật và xu thế, mạnh dạn và mạnh miệng, đã nghiễm nhiên trở thành “người phát ngôn” cho… Phật giáo, cho Giáo hội. Tình trạng đó cũng đã được ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng từng nhận định là “thiếu kiểm soát”, làm cho tình hình thêm rối loạn.
6. Giáo hội hiện có trụ sở tại Hà Nội và văn phòng Ban Thường trực tại TP.HCM, đủ các ban ngành, Tổ Thông tin, Truyền thông và Báo chí, có kênh thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt đã ra mắt mạng xã hội dành cho người Phật tử Butta.vn, sẽ có sự cải thiện, chủ động và tạo sự công bằng trong thông tin, đó cũng là cách tạo nên sự thân thiện với báo chí, truyền thông.
Làm công tác truyền thông, tuyên truyền, về chủ thể của Giáo hội, không phải là hiện diện tác nghiệp để đưa tin, mà chính là tạo điều kiện cho các kênh thông tin lan tỏa thông điệp mà mình muốn gửi đến cộng đồng, Tăng Ni, Phật tử. Chúng ta lập kênh thông tin để nói về mình là cách tự cô lập trong thế giới thông tin. Chính điều đó cũng khiến cho thông tin Phật giáo ở nước ta cứ “na ná nhau” như chính ông Nguyễn Thanh Lâm đã nhận định khi nói chuyện với giới làm truyền thông của Giáo hội tại Long An.
Bước vào tuổi 45 của Báo Giác Ngộ, là người gắn bó và làm việc tương đối lâu năm trong môi trường báo chí Phật giáo, với công việc hàng ngày đằng sau các sản phẩm báo chí Phật giáo ít ỏi hiện nay, chúng tôi xin nói lên đây với mong muốn có một không khí thông tin, báo chí Phật giáo thuộc Giáo hội năm mới 2020 có những khởi sắc mới, trong đó Báo Giác Ngộ sẽ nỗ lực để xứng đáng với niềm tin mà chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc đã trao gửi.
* Tin liên quan: Họp mặt kỷ niệm 44 năm báo Giác Ngộ (1976-2020)
Thứ hai, gần đây, các tổ hợp thông tin báo chí chính thống đã ký kết hợp tác với Báo Giác Ngộ về việc dẫn lại tin, bài trên Giác Ngộ online (giacngo.vn), do đó thông tin Phật giáo và sinh hoạt của Giáo hội với nguồn tin Báo Giác Ngộ cũng sẽ có mặt ở nhiều kênh tổng hợp thông tin báo chí chính thống, góp phần phác họa bức tranh đời sống Việt Nam toàn diện, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, tới tôn giáo.
Các thế hệ báo Giác Ngộ tiếp nối 44 năm qua làm nên diện mạo Giác Ngộ ngày nay - Ảnh: Bảo Toàn
2. Với tòa soạn, báo không có ngày nghỉ, dù đó là ngày Tết hay các kỳ Đại lễ, các sự kiện lớn của Phật giáo và Giáo hội. Thậm chí, vào những dịp này, những bộ phận liên quan tới nội dung các sản phẩm báo chí thuộc báo Giác Ngộ lại bận rộn, làm việc tăng tốc hơn do trách nhiệm xử lý thông tin giúp bạn đọc tiếp nhận kịp thời - tiếp cận với sự thật trong những đợt bão tố dư luận giữa thật giả lẫn lộn.
Mạng xã hội những năm gần đây là một áp lực đối với giới báo chí. Chính sự bùng nổ của nó đã tạo nên môi trường thuận lợi cho các tin giả phát tán, nhân bản theo nhiều cách và mục đích khác nhau.
Báo chí, với nhiều ràng buộc về nghiệp vụ và luôn cần sự kiểm chứng nguồn tin, người phát ngôn, nơi cung cấp thông tin…, do đó, ít nhiều bị lấn át bởi mạng xã hội. Tuy nhiên, khi những làn sóng, cơn giông tố thông tin đó đi qua, cái mà người ta cần để xây dựng và củng cố niềm tin thì vẫn là báo chí.
3. Với Phật giáo, trong năm 2019 này, liên tiếp phải gánh chịu những cơn bão dư luận, dồn dập nổi lên từ các vụ việc, hiện tượng như: dâng sao giải hạn có thu phí; lạm dụng “oan gia trái chủ” ở chùa Ba Vàng; một vài vị tu sĩ trẻ bị khởi tố vì những vi phạm đạo đức, pháp luật; quản lý không chặt để một vị tu sĩ mắc bệnh tâm thần phá hoại phương tiện của người đi đường; vụ việc báo điện tử Tri Thức trực tuyến (Zing.vn) đăng bài phỏng vấn ông Dương Ngọc Dũng với phát ngôn xúc phạm Phật giáo; hiện tượng biến tướng “Thiền tông Tân Diệu” đầy thách thức; và gần đây, câu chuyện mang hình thức Tăng Ni ở “tịnh thất Bồng Lai” tham gia các hoạt động giải trí gây phân hóa dư luận trái chiều trong cộng đồng…
Đó là chưa kể một vài vụ việc liên quan tới hành vi, những biểu hiện không phù hợp bị dư luận chỉ trích trên mạng xã hội, của Tăng Ni ở trong và ngoài nước.
Có sự việc còn được đưa lên cả diễn đàn Quốc hội, và báo chí chính thống chưa bao giờ lại đăng tải thông tin tiêu cực về Phật giáo nhiều như trong năm này, đến nỗi, một số thuật ngữ tìm kiếm liên quan tới “Tăng Ni”, “tiến sĩ Phật học” đã bị mang một sắc thái nghĩa không mấy tích cực.
Hình ảnh về Đức Phật, Tăng Ni, chùa chiền… cũng trở thành đề tài biếm họa, châm chọc của báo chí chính thống. Việc này, báo Giác Ngộ đã phản ánh nhưng dường như chưa nhận được sự quan tâm cũng như phản hồi một cách chính thức từ Giáo hội.
Trong bài thuyết trình về Phật giáo trên trong lĩnh vực thông tin hiện nay, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, tại khóa bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo thông tin-truyền thông Phật giáo do Ban Thông tin-Truyền thông GHPGVN tổ chức tại tỉnh Long An, đã cho biết gam màu xám của các thông tin tiêu cực đã và đang áp đảo các thông tin Phật sự tích cực.
4. Đơn cử vụ việc về hiện tượng lạm xưng “Tăng Ni”, “tịnh thất Bồng Lai”, “chùa Bồng Lai” - những đối tượng lạm dụng chiếc áo của người xuất gia lên sàn diễn, tham gia các chương trình trò chơi giải trí, thi hài mua bán tiếng cười trên truyền hình..., báo Giác Ngộ đã phản ánh, điều tra, đăng tải - trong đó có ý kiến nhận định của người đứng đầu BTS GHPGVN tỉnh Long An - HT.Thích Minh Thiện. Nhưng những phản ảnh đó bị lạc lõng giữa dòng chảy của dư luận, không thấy các ban ngành Trung ương Giáo hội quan tâm.
Hơn năm trước, và cả gần đây, khi báo Giác Ngộ và Giác Ngộ online đăng tải thông tin về cơ sở này, cho đó không phải là cơ sở Phật giáo, các vị này không phải là Tăng Ni, thì dư luận lập tức dội về tòa soạn, nhiều người cho rằng Báo đang… “xúc phạm Tăng Ni tu hành chân chính”, trong số phản hồi đó có cả các vị Tăng Ni.
Trong khi đó, những bài phóng sự trên đã được Hội Nhà báo TP.HCM và Hội Nhà báo Việt Nam trao các giải thưởng, được bình chọn là tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2017.
Cần nói thêm là nhiều chương trình văn nghệ mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh như Đại lễ Phật đản, Vu lan do các Ban Trị sự cấp tỉnh thành, các chùa... vẫn mời những người lạm xưng này tham gia ca hát dưới danh nghĩa Tăng Ni, với lý lẽ rằng Hiến chương Giáo hội không có quy định nào cấm việc đó! Thậm chí, họ còn được mời tham gia biểu diễn trong chương trình văn nghệ chủ đề “Phật giáo và Dân tộc” trình diễn trước các đại biểu quốc tế đến nước ta tham dự một hội thảo khoa học, và được giới thiệu danh nghĩa là… “Reverend” (Đại đức)!
Chuyện “tịnh thất Bồng Lai”, sự nguy hại của nó là làm thay đổi nội hàm khái niệm oai nghi của Tăng Ni trong dư luận cũng như nhận thức của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Đó là các cụm từ xuất hiện trên mạng xã hội gần đây, “các chú tiểu ở chùa là con của Tăng Ni”, “Sư thầy ca hát”, “chú tiểu thách thức danh hài...”.
Khi chúng ta nhận ra để lên tiếng, chưa nói là quá muộn màng, lại bị lạc lõng trong mạng xã hội vận hành theo cách của mình, nói như dân gian, “được vạ thì má đã sưng”, tổn thương là Phật giáo.
Chính HT.Thích Minh Thiện cũng đã nhiều lần chia sẻ với báo Giác Ngộ những bức xúc trước các lý lẽ chỉ trích phát ngôn của Hòa thượng, BTS Phật giáo tỉnh Long An. Hòa thượng cũng cho biết là đã không ít lần phản ánh với các cơ quan chức năng của địa phương về hiện tượng này và đề nghị nên có giải pháp phù hợp.
5. Báo Giác Ngộ là một trong những kênh hàng ngày tiếp nhận khối lượng thông tin lớn liên quan tới Phật giáo, trong đó có nhiều bức xúc của bạn đọc là Tăng Ni, Phật tử, người có tín ngưỡng và yêu mến đạo Phật.
Với chức năng và qua sự nỗ lực của tập thể tòa soạn, Ban Biên tập đã xác minh, kiểm chứng, điều tra để phản ánh phục vụ bạn đọc. Trong quá trình đó, còn nhiều khó khăn, và nhiều khi khó khăn không phải đến từ bên ngoài.
Trong cơn bão dư luận, phát ngôn của lãnh đạo Giáo hội có thể xem như là ngọn hải đăng cho thuyền bè định hướng vượt qua hiểm nguy. Tuy nhiên, việc kết nối với lãnh đạo Giáo hội để có được các phát ngôn như thế, đặc biệt giữa các cơn bão thông tin liên quan Phật giáo là rất… khó khăn.
Giáo hội đã ban hành quy chế về người phát ngôn, nhưng dường như quy chế này chưa được đưa vào thực tiễn và phát huy trong đời sống.
Trong tình trạng “đói” thông tin thẩm quyền từ lãnh đạo Giáo hội như vậy, một vài cá nhân nắm được kỹ thuật và xu thế, mạnh dạn và mạnh miệng, đã nghiễm nhiên trở thành “người phát ngôn” cho… Phật giáo, cho Giáo hội. Tình trạng đó cũng đã được ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng từng nhận định là “thiếu kiểm soát”, làm cho tình hình thêm rối loạn.
6. Giáo hội hiện có trụ sở tại Hà Nội và văn phòng Ban Thường trực tại TP.HCM, đủ các ban ngành, Tổ Thông tin, Truyền thông và Báo chí, có kênh thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt đã ra mắt mạng xã hội dành cho người Phật tử Butta.vn, sẽ có sự cải thiện, chủ động và tạo sự công bằng trong thông tin, đó cũng là cách tạo nên sự thân thiện với báo chí, truyền thông.
Làm công tác truyền thông, tuyên truyền, về chủ thể của Giáo hội, không phải là hiện diện tác nghiệp để đưa tin, mà chính là tạo điều kiện cho các kênh thông tin lan tỏa thông điệp mà mình muốn gửi đến cộng đồng, Tăng Ni, Phật tử. Chúng ta lập kênh thông tin để nói về mình là cách tự cô lập trong thế giới thông tin. Chính điều đó cũng khiến cho thông tin Phật giáo ở nước ta cứ “na ná nhau” như chính ông Nguyễn Thanh Lâm đã nhận định khi nói chuyện với giới làm truyền thông của Giáo hội tại Long An.
Bước vào tuổi 45 của Báo Giác Ngộ, là người gắn bó và làm việc tương đối lâu năm trong môi trường báo chí Phật giáo, với công việc hàng ngày đằng sau các sản phẩm báo chí Phật giáo ít ỏi hiện nay, chúng tôi xin nói lên đây với mong muốn có một không khí thông tin, báo chí Phật giáo thuộc Giáo hội năm mới 2020 có những khởi sắc mới, trong đó Báo Giác Ngộ sẽ nỗ lực để xứng đáng với niềm tin mà chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc đã trao gửi.
* Tin liên quan: Họp mặt kỷ niệm 44 năm báo Giác Ngộ (1976-2020)
Thích Tâm Hải