Đài Loan: 6 sư cô người phương Tây đến Đài Loan thọ giới

Giác Ngộ - 6 sư cô thuộc truyền thống Phật giáo Tây Tạng đến từ châu Âu và Hoa Kỳ đã được thọ giới trong một giới đàn trang nghiêm được tổ chức tại Đài Bắc vào ngày Chủ nhật, 7-11.

Các sư cô tâm sự rằng, họ sẽ cố gắng với tất cả khả năng của mình để làm cho đạo Phật được bắt rễ ở phương Tây.

dailoansu.gif

Với sự giúp đỡ của cô Heng Ching, thành viên của Ủy ban chư Ni phương Tây và của Hội Sakyadhita Quốc tế (Hội Những người con gái lành của Đức Phật trên), 6 sư cô đã đến Đài Loan để lãnh thọ giới Thức-xoa-ma-na tại chùa Yi Yuan, thành phố Đài Bắc.

Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu của giai đoạn thứ hai trong hành trình tâm linh của họ, một cuộc hành trình đòi hỏi phải giữ giới nghiêm túc và có sự quyết tâm.

Có ba cấp độ lãnh thọ giới pháp dành cho các sư cô người Tây Tạng, đó là: Sa di ni, Thức-xoa-ma-na, và Tỳ kheo ni.

Những người nào thọ giới Thức-xoa-ma-na thì phải trải qua ít nhất là hai năm thọ trì sáu điều cấm giới: không sát hại, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu và không ăn phi thời. Sau đó họ sẽ được lãnh thọ cấp độ giới pháp cao nhất, đó là Tỳ kheo ni giới, gồm có 348 giới.

Nhưng hiện tại, theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, Ni giới chưa được phép thọ Tỳ kheo ni giới. Theo Ni sư Chang Yu Ling, Chủ tịch Hội Sakyadhita Quốc tế, thì điều này là do trong quá khứ, sự truyền thừa của chư Ni bị thiếu hụt. Và cũng có thể là do sự hiểu nhầm đối với kinh điển Phật giáo, hoặc là do sự kỳ thị nữ giới tồn tại lâu dài ở nhiều quốc gia như là Ấn Độ, Thái Lan.

Hiện nay chỉ có ở Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam mới có truyền giới Tỳ kheo ni cho chư Ni. Và đây là lý do để cho 6 sư cô này (4 vị đến từ Pháp và 2 vị đến từ Hoa Kỳ) đến Đài Loan để được thọ giới.

Sư cô người Pháp, 43 tuổi, thổ lộ: "Tôi rất xúc động và cảm ơn rất nhiều". Sư cô này được ban pháp danh là Chi Gwang. Cô xuất gia đến nay cũng đã hơn 15 năm. Cô còn nói: "Tôi thật sự rất hạnh phúc khi được thừa nhận là một vị Thức-xoa-ma-na trong Phật giáo Tây Tạng". Và cô hiểu rằng, hai năm sau là cô có thể được thọ Đại giới, và đến lúc đó thì "ngay cả một con muỗi cũng không được giết hại", cô vui vẻ chia sẻ.

Sư cô Chan Yao, người Pháp, 59 tuổi, thì xúc động nói: "Lòng khoan dung, độ lượng của các sư cô trong ngôi chùa này đã được biểu hiện rõ ràng, và cô cảm nhận được điều này ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh". Không có một Ni viện nào ở châu Âu được như thế. Có nói thêm: "Khi chúng tôi phát nguyện và thực tập giáo pháp một cách chân thành, kiên định theo cách ấy để truyền cảm hứng và tạo đà phát triển cho đạo Phật thì Phật giáo sẽ dần dần bắt rễ ở phương Tây".

Liên quan đến khả năng được thừa nhận của các sư cô trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, cô Chan Yao cho hay, họ đã cố gắng rất nhiều và họ đã nhận được nhiều sự ủng hộ, và nói đúng theo thuật ngữ của Phật học là "các nhân duyên đã được chín muồi". Và sư cô nói thêm: "Tôi hiện đang hy vọng là điều đó sẽ xảy ra trong cuộc đời tôi".

4 sư cô đến từ Pháp là những đệ tử của ngài Sogyal Rinpoche, một bậc thầy nổi tiếng và đầy uy tín trong Phật giáo Tây Tạng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.