Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình phối hợp tóm tắt kết quả thực hiện chương trình giai đoạn 2015-2020 |
Tham dự hội nghị có Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình phối hợp, cùng các cơ quan hữu quan và đại diện 43 tổ chức tôn giáo.
Phát biểu khai mạc, ông Võ Tuấn Nhân thông tin một số chủ trương, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khi hậu của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Hòa thượng Thích Thiện Pháp tham dự hội nghị |
Ông Ngô Sách Thực cũng đã tóm tắt kết quả thực hiện chương trình phối hợp phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đến nay cả nước đã có gần 2.000 mô hình thuộc 43 tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ở nhiều tỉnh thành, các tôn giáo đã có các mô hình hiệu quả, cách làm hay, có sự lan tỏa trong cộng đồng.
Hòa thượng Danh Lung trình bày tham luận |
Tại hội nghị, đại biểu tham dự lắng nghe 7 tham luận về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Đại diện cho Phật giáo, Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã trình bày tham luận “Vai trò của Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Hội nghị diễn ra tại Hội trường Nhà khách Chính phủ (quận 1, TP.HCM) |
Theo đó, nội dung ký kết chương trình phối hợp đẩy mạnh phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu với các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc gồm có bảy nội dung.
Với mục tiêu tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu của các tổ chức, cá nhân và nhân dân, thúc đẩy phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”; Phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực chủ động trong thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050; Khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo ủng hộ, tăng cường sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện mặt trời mái nhà, áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả…