GNO - Ngày 31-7, chùa Đức Hậu (TP.Vinh, Nghệ An) tổ chức lễ chú nguyện rót đồng tôn tạo tượng đức Phật Di Lặc. Tham dự lễ an vị có đại diện BTS GHPGVN tỉnh, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa và đông đảo đồng bào Phật tử trong tỉnh.
Chú nguyện rót đồng đúc tôn tượng Đức Phật Di Lặc
Tôn tượng đức Phật Di Lặc do các nghệ nhân Nam Định đúc, chế tác bằng chất liệu đồng có chiều cao 2m, nặng 1.500 kg. Kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa và sự phát tâm công đức của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, Phật tử và người dân. Sau khi hoàn thành, tôn tượng sẽ được tôn nghiêm trí trong khuôn viên của chùa.
Tại lễ đúc tượng, chư tôn đức Tăng, Phật tử và người dân đã nhất tâm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Chùa Đức Hậu được xây dựng từ thế kỷ XII, cùng với một quần thể “Tam giáo đồng nguyên” gồm: chùa, đền, đình, miếu án ngự - đây đã từng là một địa chỉ văn hóa tâm linh - chính trị - xã hội của người dân TP.Vinh và vùng lân cận.
Trước kia, chùa lợp bằng tranh, chỉ có 2 gian, đến năm 1943 nhân dân đóng góp công đức tu sửa thành chùa ngói và xây thêm một gian nữa gọi là nhà muống. Sau này, do chiến tranh nên chùa bị tàn phá bởi bom đạn, người dân cũng mất đi nơi thờ tự. Hiện nay, trong chùa còn gian nhà gỗ đặt trong chính điện là gốc tích cổ nhất, đây là gian Thiêu Hương của đền Đức Hậu, ngôi đền thờ Cao Sơn - Cao Các nằm phía tây chùa Đức Hậu, được xây dựng từ thế kỷ XIV.
Tôn tượng có chiều cao 2m
Tháng 3-2018, chùa chính thức được khởi công xây dựng lại trên nền móng cũ, công trình được xây dựng 24.462,10m2, gồm hai phần riêng biệt thông qua đường quy hoạch rộng 7m, diện tích xây dựng công trình 7.176,72m2; diện tích cây xanh, sân đường nội bộ, bãi đỗ xe: 17.285,38m2; quy hoạch xây dựng các công trình kiến trúc bao gồm: tam quan cao 2 tầng, giảng đường, chính điện 2 tầng, lầu chuông, lầu khánh, tháp xá-lợi, nhà tưởng niệm, thất chuyên tu…, nguồn kinh phí xây dựng từ nguồn xã hội hóa.
Hữu Tình - Hồng Nga
* Sáng 30-7, chùa Quán Thế Âm (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) đã trang nghiêm tổ chức lễ an vị tôn tượng Ngọc Quán Thế Âm có chiều cao 4,99m, nặng 14,7 tấn.
Quang cảnh lễ an vị
Nghi thức niêm hương trong khóa lễ an vị
Nguyên Hà