Chỉ là ranh giới thôi em

Mọi thứ do cách mình nhìn - Ảnh minh họa
Mọi thứ do cách mình nhìn - Ảnh minh họa

GN - Bất trắc, khó khăn, thất bại, thất tình... ai chẳng một lần trải qua trong đời, để thấm thía về những nỗi khổ làm người, được Đức Phật gọi tên bằng ái biệt ly hay oán tắng hội hoặc cầu bất đắc ý... Nhưng, dù khổ đau như thế nào, cỡ nào thì cũng đều có nguồn cơn của nó, đó chính là “nhân duyên”, có thể đã được gieo trồng từ quá khứ hay mới đây, trong kiếp này hoặc thậm chí vừa mới hôm qua, hôm kia gần gụi.

Nếu học Phật, hiểu và tin nhân quả - đạo lý bất di bất dịch được Đức Phật dạy cách đây hàng chục thế kỷ, được truyền trao kỹ càng bởi các vị tôn túc thì sẽ thấy nhẹ lòng trước những khó khăn, thất bại. Rằng, đó là kết quả phản ánh thực chất nhất con người của mình và từ đó mình càng cần phải cố gắng để trau dồi đạo nghiệp, thực tập hạnh lành, sám hối nghiệp xấu, kiên quyết sửa ý-ngữ-thân mình thêm trong sạch, tinh anh...

Khi đó, mình sẽ quyết sống và sống tốt nhất trước phong ba, trước những khó khăn được gọi tên là ranh giới chứ không quyết chết vì nghĩ đã tới đường cùng. Thực ra, khi gặp khó khăn mà mình chạy trốn bằng cách chết đi cho khỏe thì chắc chắn không thể khỏe mà còn mệt thêm - bởi nghiệp xưa quả cũ mình chưa trả xong đã vội trốn nợ và còn vay thêm món khổ mới nữa thì sao mà hết cho được?

Nhớ là, trước khó khăn, thất bại... hãy quán nhân quả, hãy nghĩ đó là ranh giới để bước qua; thậm chí khổ đau đó là cái chết đi nữa thì cũng chỉ là ranh giới của kiếp này, phải lạc quan đón nhận để vòng sanh tử luân hồi được nhẹ nhàng em nghen.

Ngũ Lực

___________

* Bài vở cộng tác cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ hoặc ý kiến liên quan tới bài viết đăng trên trang này, bạn đọc hoan hỷ gửi về: phatgiaovatuoitre@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.