GNO - Với đặc thù là tờ báo tôn giáo nên nội dung Giác Ngộ chủ yếu thông tin Phật sự và truyền bá đạo pháp là điều hiển nhiên. Nhưng với sức lan tỏa và tính phổ quát rộng rãi của Giác Ngộ hiện nay, nhất là với phiên bản điện tử, tôi nghĩ Giác Ngộ cần đậm chất “đời” hơn.
Tất nhiên là chất “đời” phải phù hợp với tôn chỉ tờ báo, với đạo pháp… Đó có thể là những câu chuyện về nhân cách, lối sống, về đạo lý làm người, đạo làm con cháu, tình chồng nghĩa vợ, chữ hiếu với cha mẹ ông bà…; là những câu chuyện về san sẻ yêu thương, cưu mang, cứu giúp người hoạn nạn, khó khăn, khơi gợi tấm lòng bố thí, từ bi hỷ xả - vô ngã vị tha…
Một “đòi hỏi” nữa của tôi với Giác Ngộ là với vai trò một tờ báo chính thống có sức lan tỏa mạnh, là tiếng nói của một cơ quan tôn giáo lớn có vị thế đặc biệt trong đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trên phạm vi cả nước, Giác Ngộ cần thể hiện bản lĩnh và chính kiến rõ ràng trước những bất cập trong đời sống, sinh hoạt tôn giáo.
Theo đó, có thể nói là phải chiến đấu với chính mình, với những biểu hiện sai trái liên quan đến ngôi nhà chung Phật giáo - như chuyện lợi dụng, giả danh tu sĩ, nhà chùa đi khất thực, bán nhang; chuyện mượn “màu áo lam” làm điều bất chính, trục lợi cá nhân, phỉ báng đạo pháp… Bên cạnh đó là chuyện mê tín dị đoan trái với giáo lý nhà Phật.
Một lần tới viếng một ngôi chùa lớn tại TP.HCM, tôi bất ngờ khi thấy có quầy bán các loại sách bói toán, chim phóng sanh ngay trong sân chùa!
Tôi nghĩ Giác Ngộ cần mạnh mẽ lên tiếng, thể hiện rõ chính kiến dựa trên nền tảng giáo lý Đức Phật dạy. Thiết nghĩ, đó cũng là cách truyền bá chánh pháp, xây dựng lòng tin, đời sống tâm linh thuần khiết với mọi người.
Về mặt báo chí để tạo sự tương tác, sinh động - tôi đề nghị: thi thoảng Giác Ngộ nên tổ chức các cuộc thi viết với các chủ đề ít nhiều liên quan tới giáo lý nhà Phật, tới nhân cách, lối sống, đạo lý con người, nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đời đẹp đạo.
Tất nhiên là chất “đời” phải phù hợp với tôn chỉ tờ báo, với đạo pháp… Đó có thể là những câu chuyện về nhân cách, lối sống, về đạo lý làm người, đạo làm con cháu, tình chồng nghĩa vợ, chữ hiếu với cha mẹ ông bà…; là những câu chuyện về san sẻ yêu thương, cưu mang, cứu giúp người hoạn nạn, khó khăn, khơi gợi tấm lòng bố thí, từ bi hỷ xả - vô ngã vị tha…
Hình ảnh sư giả tại TP.HCM được PV Giác Ngộ theo chân trong suốt 1 tháng để phản ánh.
Đây là một trong những "bất cập" được Ban Tăng sự T.Ư thảo luận trong hội thảo của ngành
và được bạn đọc lưu ý - Ảnh: V.Giang
Một “đòi hỏi” nữa của tôi với Giác Ngộ là với vai trò một tờ báo chính thống có sức lan tỏa mạnh, là tiếng nói của một cơ quan tôn giáo lớn có vị thế đặc biệt trong đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trên phạm vi cả nước, Giác Ngộ cần thể hiện bản lĩnh và chính kiến rõ ràng trước những bất cập trong đời sống, sinh hoạt tôn giáo.
Theo đó, có thể nói là phải chiến đấu với chính mình, với những biểu hiện sai trái liên quan đến ngôi nhà chung Phật giáo - như chuyện lợi dụng, giả danh tu sĩ, nhà chùa đi khất thực, bán nhang; chuyện mượn “màu áo lam” làm điều bất chính, trục lợi cá nhân, phỉ báng đạo pháp… Bên cạnh đó là chuyện mê tín dị đoan trái với giáo lý nhà Phật.
Một lần tới viếng một ngôi chùa lớn tại TP.HCM, tôi bất ngờ khi thấy có quầy bán các loại sách bói toán, chim phóng sanh ngay trong sân chùa!
Tôi nghĩ Giác Ngộ cần mạnh mẽ lên tiếng, thể hiện rõ chính kiến dựa trên nền tảng giáo lý Đức Phật dạy. Thiết nghĩ, đó cũng là cách truyền bá chánh pháp, xây dựng lòng tin, đời sống tâm linh thuần khiết với mọi người.
Về mặt báo chí để tạo sự tương tác, sinh động - tôi đề nghị: thi thoảng Giác Ngộ nên tổ chức các cuộc thi viết với các chủ đề ít nhiều liên quan tới giáo lý nhà Phật, tới nhân cách, lối sống, đạo lý con người, nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đời đẹp đạo.
Triệu Ngọc Diệp
(SV Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
* Giác Ngộ mong nhận được nhiều bài viết, hình ảnh nhân kỷ niệm 40 năm báo. Bài viết gửi về: toasoan@giacngo.vn hoặc bandocgiacngo@gmail.com. Bài sẽ được chọn đăng trên hai trang báo online mừng 40 năm báo Giác Ngộ và trên tuần báo Giác Ngộ...