Ông Pan Par là một cựu chiến bình. Gia đình của ông nằm trong số hàng trăm gia đình đã bị buộc phải rời khỏi xã Kraya. Ông cho biết giới hữu trách đã khiêng các tượng ra khỏi chùa để chuyển đến một khu tái định cư, cách chùa cũ 7 km.
“Giới hữu trách làm việc này vì họ muốn phá chùa cũ để lấy đất chuyển nhượng cho công ty cao su Việt
Các thương phế binh và gia đình của họ là những người đầu tiên chuyển đến xã Kraya năm 2004, có sự cho phép của chính quyền địa phương. Nhưng năm 2007, chính quyền đã chuyển nhượng 8000 héc-ta đất, kể cả đất của những gia đình này, cho Tin Biển, một công ty cao su Việt
Việc thu hồi đất đã được tiến hành tháng 12-2009. Các nhóm nhân quyền ước tính vào thời điểm đó có khoảng 1750 gia đình bị ảnh hưởng, nhưng hiện nay nhóm Licadho đưa ra con số là 667 gia đình.
Hôm thứ năm 12-2, ông Pich Sophea, chủ tịch huyện Santuk nói rằng, chẳng có ngôi chùa nào trên khu đất bị thu hồi cả. “Ngôi chùa đó không phải là một ngôi chùa thực sự. Đó là một am cốc nhỏ, nên chúng phá hủy nó vì chúng tôi đã cho phép một công ty Việt Nam quyền được phát triển khu đất này rồi,” ông chủ tịch huyện Santuk thản nhiên nói.
Ông Pich Sophea cũng nói các gia đình họ tự chịu trách nhiệm chuyển các tượng Phật ra khỏi chùa. “Chúng tôi không khiêng tượng Phật ra khỏi chùa. Dân làng đến đây và tự họ lấy các pho tượng ấy. Chúng tôi đang chuẩn bị đất cho họ. Họ có thể xây dựng một ngôi chùa trên khu đất mới,” ông chủ tịch huyện Santuk cho biết thêm.