Mà bão, lũ, lụt thường đi kèm với thiệt hại, cả người và của, nên cứ thế mà thương, mà thốt lên điều bình dị, chân phương từ trong lòng mình bằng mấy chữ xưa rích nhưng lúc nào cũng thời sự bởi sự đau thương của mảnh đất, con người vùng lũ…
Nhà ở xóm Cây Muồng, xã Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam chìm trong nước lũ chiều 7-11 - Ảnh: T.Vũ
Miền Trung, quê nhà xa thương. Đi xa đã nhớ nên nghe tin dữ thì lòng càng cồn cào hơn. Ngày gọi điện về cho mẹ mấy lần, tạm không thỉnh an sức khỏe, chỉ hỏi chuyện gió mưa, chuyện nước lên nước xuống, bà con có mạnh lành… Chừng ấy thôi để yên tâm, ờ có lũ nhưng chưa đến mức báo động, song cũng nhắc chừng mẹ đừng để hết pin điện thoại, “con lo”…
Mấy bữa trước, bạn nhắn tin, nói Nông Sơn (Quảng
Hồi chiều, thầy mình ở Huế, thấy mình để status trên Y!M rằng “Quê mình lại lũ” cũng bình một câu, nhưng thực ra là câu thông báo: Huế cũng lũ lụt nữa! Cứ độ này, người miền Trung bốn phương lại ngóng tin bão xa, lại “giành nhau” vùng bão lụt quê nhà… Và lại thốt lên những cụm từ cũ kỹ nhưng thời sự và ăm ắp tình quê, tình người: Thương lắm miền Trung ơi…
Giữa mùa bão lũ mà nghe bài Bạn tôi của Võ Thiện Thanh thì ôi thôi, khỏi phải nói, cuồn cuộn cảm xúc: “… Chiều nay tin bão phương xa, lòng con chua xót. Con chưa về, chưa về lòng thắt con đau… Miền Tây nước lớn, đứng ngồi không yên, miền Trung lũ lụt, suốt đêm không ngủ…”.
Chất liệu của ca từ được chắt chiu từ chính sự thật của những trăn trở nơi người con xa quê từ ba miền Bắc-Trung-Nam, mỗi miền có một cái “eo” riêng nên nghe mãi, nghe hoài vẫn hổng chán. Cứ thế, nó vần xoay theo năm tháng và sống vẹn nguyên, mới mẻ trong lòng người dù có yêu nhạc hay không, có sành nhạc hay chỉ là tay ngang...
Miền Trung hay miền Tây, miền Bắc, cái eo của mỗi miền đã tạo ra con người Việt Nam nghèo khó, cần cù, tạo ra những nỗi trở trăn của những người con xa quê mỗi mùa lụt về…