Ban Văn hóa T.Ư khảo sát Phật viện Đồng Dương

GNO - Hôm qua, 22-3, đoàn Ban Văn hóa T.Ư đã đến khảo sát thực tế Phật viện Đồng Dương (tọa lạc tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam).

Đoàn do TT.Thích Thọ Lạc, UV HĐTS, Trưởng ban Văn hoá T.Ư làm trưởng đoàn với sự tham dự của chư tôn đức thuộc Ban, các nhà nghiên cứu, học giả, nhà làm công tác văn hóa, các giáo sư, tiến sĩ có nhiều năm gắn bó với hoạt động văn hóa Phật giáo.

ANHB (2).JPG

Đoàn Ban Văn hóa T.Ư trước cổng khu di tích - Ảnh: BVH

Theo chỉ dẫn được thể hiện tại nơi khảo sát, tu viện Phật giáo tại làng Đồng Dương là một di tích quan trọng của Chăm-pa, từng trở thành trung tâm Phật giáo lớn của khu vực Đông Nam Á, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau được xây dựng vào thế kỷ thứ IX, bởi vua Indravarman II. Trong giai đoạn từ 875 đến 915, Phật giáo tại khu vực này được hỗ trợ để phát triển mạnh mẽ và hòa nhập vào đời sống của người dân bản địa.

Các khai quật gần đây cho thấy, toàn bộ khu điện chính và các công trình phụ cận của Phật viện Đồng Dương được phân bố trên một trục từ Tây sang Đông, dài 1.300m. Điện thờ chính nằm trong khu vực hình chữ nhật, dài 326m, rộng 155m, được bao bọc bởi tường gạch xung quanh.

Từ điện thờ chính có con đường dài 760m hướng về phía Đông, nơi có thung lũng hình chữ nhật. Phật viện Đồng Dương được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2016.

ANHB (1).JPG

 Lắng nghe thuyết trình về khu Phật viện Đồng Dương - Ảnh: BVH

Tại buổi khảo sát, chư tôn đức và các học giả đã được thuyết minh và tìm hiểu lịch sử, quá trình hình thành cũng như những giai đoạn thăng trầm của di tích và cùng đề ra các biện pháp bảo tồn.

Chiều cùng ngày, đoàn đã đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng và tiến hành phiên họp để lấy kiến các thành viên sau chuyến khảo sát.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.