Buổi tọa đàm đã trao đổi, thảo luận các nội dung về kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo tại Bình Định và khu vực Trung bộ; Những đặc trưng, đặc điểm kiến trúc Phật giáo của các hệ phái Phật giáo tại Bình Định và khu vực Trung bộ; Sự thống nhất và đa dạng của kiến trúc Phật giáo, thực trạng kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo; Các loại hình kiến trúc Phật giáo tại Bình Định và khu vực Trung bộ hiện nay.
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Trung ương kết luận cho biết báo cáo tổng hợp của Thượng tọa Thích Đồng Thành đã giới thiệu được một số đặc trưng kiến trúc Phật giáo và thực trạng của các công trình kiến trúc Phật giáo tại tỉnh Bình Định nói riêng và ở miền Trung nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, tọa đàm đã nhận được 8 ý kiến phát biểu rất sâu sắc, tâm huyết của các vị đại biểu. Từ đó, đánh giá được thực trạng của kiến trúc Phật giáo.
Đại biểu tham dự buổi tọa đàm “Đề án di sản kiến trúc tại tỉnh Bình Định” |
Theo đó, tọa đàm đúc kết, do xu hướng phát triển của Phật giáo và hội nhập quốc tế, khuynh hướng kiến trúc Phật giáo hiện nay đang có 1 thực trạng kiến trúc đi lệch lạc với truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt thực tế trong thời kỳ hiện đại nên nhiều công trình đã được mở rộng, cơi nới chưa phù hợp, ảnh hưởng đến truyền thống Phật giáo Việt Nam; Một số chùa đã ứng dụng các công nghệ hiện đại để xây dựng thêm 1 số công trình công năng mới chưa phù hợp, lệch lạc với kiến trúc truyền thống Phật giáo, dân tộc; Thiếu sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước và GHPGVN nên dẫn đến những lệch lạc, bất cập không đáng có.
Hòa thượng Trưởng ban Văn hóa cũng cho biết, sau khi hoàn thành chương trình khảo sát, chúng tôi tổ chức hội thảo kiến trúc vào tháng 10-2021. Ban Văn hóa Trung uơng sẽ xây dựng bộ hoành phi, câu đối bằng tiếng Việt chung. Ban Văn hóa cũng mong các Ban Trị sự tỉnh thành gửi kiến nghị, đề xuất, góp ý bằng văn bản.
Đoàn Ban Văn hóa Trung ương chụp ảnh lưu niệm tại Bình Định |
Trong quá trình tu bổ, cải tạo, sửa chữa, xây mới các công trình Phật giáo, Ban Trị sự GHPGVN tại các tỉnh thành hoặc trụ trì các chùa chủ động lưu giữ, bảo tồn các di sản, công trình cũ để kế thừa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc đồng thời đảm bảo phù hợp bản sắt văn hóa truyền thống dân tộc, tư tưởng, triết lý đạo Phật cũng như tính thiêng cho các ngôi chùa, cơ sở thờ tự. Đặc biệt đối với các công trình xây mới cần sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (hoành phi, câu đối, biển chùa, minh văn...
Ban Trị sự GHPGVN tại các tỉnh cần quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động tu bổ, tôn tạo nắm được các thông tin quy định chủ trương từ GHPGVN để đảm bảo tính thống nhất chung.
Sau khi thực hiện chuyến khảo sát và tọa đàm tại Bình Định, đoàn Ban Văn hóa Trung ương sẽ tiếp tục chuyến công tác đến Khánh Hoà, Lâm Đồng và Đắk Lắk,