An Giang: Công nhận 22 chùa văn hóa của đồng bào Khmer

22 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer thuộc các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang được công nhận là Chùa văn hóa.

Các chùa đã phát huy hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong sạch, đoàn kết thực hiện tốt việc đạo, việc đời, thực thi nghiêm túc chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy được giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi.

Việc xây dựng chùa văn hóa ở An Giang xuất phát từ phong trào “Điểm sáng phum sóc,” phù hợp với tình hình thực tế về đời sống sinh hoạt và sản xuất của đồng bào dân tộc Khmer Bảy Núi.

WTNM.JPG

Kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ

Theo Hòa thượng Chau Sưng - sãi cả chùa Tà Pạ, thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn kiêm Phó đại diện Phật giáo huyện Tri Tôn, chùa Khmer ở An Giang được xem như điểm tựa của đồng bào dân tộc, là nơi tập hợp tín đồ đến cúng Phật và sinh hoạt. Tại đây, các sư sãi thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm về kỹ thuật, mô hình hay trong sản xuất với đồng bào trong phum sóc. Nhờ đó, đời sống Phật tử cũng khá lên, không còn hộ đói nghèo như trước đây.

Đại đức Chau Vanh - sãi cả chùa Krăng Krốc (được công nhận Chùa văn hóa đầu tiên năm 2005) ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng đã lập tủ sách pháp luật với nhiều đầu sách giúp đồng bào mượn đọc.

Nhờ lợi thế biết hai thứ tiếng Việt-Khmer, sãi cả còn chủ động tìm đọc sách báo tiếng Việt, nắm bắt thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để hàng tuần để thông tin, giải thích những thắc mắc cho Phật tử và tranh thủ phối hợp với địa phương tổ chức nhiều lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất cho đồng bào./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.