Đức Phật dạy: khi chúng sinh bị hạn thì phải dang tay cứu rỗi. Tất cả các loại thiệt hại đều là hạn dù là vật chất, thể xác hay tinh thần. Lúc người gặp hạn đều phải cứu. Hạn tinh thần là hạn nặng nhất. Ai cũng đi chùa cũng lạy Phật sao không theo Phật dạy!
Bà Lạc: Tôi vừa đi thăm thằng Thủ về. Khổ ơi là khổ, thương ơi là thương. Què tay, nhưng may chưa cụt hẳn. May nhất là chiếc xe máy chả việc gì. Ông Bi đi thăm nó một tẹo nhé. Hàng xóm láng giềng lúc tối lửa tắt đèn có nhau.
Ông Bi: Tất nhiên rồi. Tôi gọi bà nhà tôi đi luôn. Tiện thể qua hỏi thăm và có tí quà cho ông anh vợ mới mất cái xe máy. À mà này. Bà nhớ đừng sang nhà lão Tiến nữa nhé. Vừa bị cách chức xong. Hình như đang bị công an “tiếp tục theo dõi để làm rõ vụ việc”. Giống ấy không còng tay luôn còn làm rõ với sáng tỏ cái nỗi gì nữa! May tuần vừa rồi mình về quê, chả dính dáng gì đến nhà nó!
Bà Lạc: Thế mọi hôm chiều nào ông chả rủ tôi sang nhà nó cùng đánh cầu lông. Họp tổ dân phố lần nào cũng ca ngợi ông Tiến là đã giỏi việc cơ quan lại giỏi cả cáng đáng việc láng giềng, xã hội.
Ông Lạc: Xưa khác. Nhà cái bà này chả thức thời tí nào cả. Bây giờ nó là “thành phần có vấn đề”. Đừng dại, chả phải đầu cũng phải tai.
Có 3 loại hạn (thiệt hại): vật chất, thể xác và tinh thần. Ai đó bị hạn về vật chất hoặc thể xác thì mọi người xúm lại thăm hỏi, chia sẻ, chả bao giờ quan tâm đến nguồn cơn. Có người chẳng may bị hạn về tinh thần thì ai ai cũng lảng tránh “không dây với hủi”.
Đức Phật dạy: khi chúng sinh bị hạn thì phải dang tay cứu rỗi. Tất cả các loại thiệt hại đều là hạn dù là vật chất, thể xác hay tinh thần. Lúc người gặp hạn đều phải cứu. Hạn tinh thần là hạn nặng nhất. Ai cũng đi chùa cũng lạy Phật sao không theo Phật dạy!
Mồm luôn “nam mô A Di Đà Phật” sao lại phân biệt khi “cứu hộ chúng sanh”!
Chúng ta đều con Giời con Phật cả. Hạn nào chả là hạn.